feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ

Cuốn sách của Watanabe có một chương nói về tâm lý ám ảnh về trinh tiết của đàn ông nói chung chứ không của riêng một thứ văn hóa nào.

Gửi AlextheRed
 
Tư tưởng của bạn là những ý kiến cá nhân chủ quan, dựa trên hiểu biết sai những kiến thức căn bản về văn hóa, không dựa trên cơ sở khoa học cũng như nền tảng đạo lý nào. Phương Tây và Nhật Bản không có ai dạy những điều như thế. Giới tính có tâm sinh lý khác biệt thì dẫn tới những đòi hỏi khác biệt, và hình thành sở thích khác biệt do giới tính quy định.

Tại sao đàn ông có khuynh hướng thích bạo lực còn phụ nữ thì không có hứng thú lắm? Bạn không thể ép phụ nữ cũng phải đòi trinh tiết của đàn ông trong khi cô ta không cần nó làm gì. Và ngược lại bạn không thể cấm đàn ông đòi hỏi trinh tiết phụ nữ khi anh ta không hề thích thế. Việc đó chẳng khác gì ép bạn gái ngồi xem phim bạo lực với bạn trong khi cô ta không thích. Thích một cái gì và có thể tìm kiếm được nó trên thực tế mà không phạm pháp, đó không phải là một cái tội. Ở những xứ sở như Mỹ và châu Âu, người ta không ai cấm những quyền cá nhân này. Đó là nền tảng của tự do và bình đẳng.

Xin nói rằng những phụ nữ đang đòi bình đẳng về trinh tiết với đàn ông bản chất không phải vì cô ta thích thế mà vì cô ta không muốn bị mất cơ hội tìm bạn trai mới nên mới tìm ra một cái cớ để mặc cả. Và đó không phải là cái bản chất vấn đề để bàn tới đạo lý. Xin nhấn mạnh rằng tôi không hề ủng hộ những đàn ông ở Việt Nam ép hay đòi hỏi phụ nữ phải dâng hiến để chứng minh tình yêu rồi không chịu trách nhiệm. Chính vì có những đàn ông này ở Việt Nam ngày nay, nhiều phụ nữ mới chịu thiệt thòi. Những người này hoàn toàn không phải do văn hóa Khổng giáo sinh ra, vì Khổng giáo dạy rằng "Nam nữ thụ thụ bất thân". Và đỉnh cao của nó cũng đề cao tiết dục, thậm chí cấm dục, tình dục chỉ để giúp duy trì nòi giống mà thôi. Khổng Tử cũng có dạy rằng, cái gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác, nếu đã không muốn lấy gái mất trinh làm vợ thì đừng đi phá trinh các cô gái, đến lúc lấy vợ thì lại đòi lấy gái còn trinh. Theo Khổng giáo, thì đó là hành vi của kẻ tiểu nhân.

Những việc phải lao động nặng, phải đi lính cũng đều xuất phát từ khác biệt giới tính mà người ta quy định. Trên cơ sở khoa học, khác biệt giới tính là cơ sở đem tới mọi khác biệt giữa nam và nữ. Bạn có thể thay thận hay con mắt của một người nữ sang cho một người nam mà không làm thay đổi giới tính, nhân cách, thế chất, vóc dáng..., nhưng bạn không thể thay thế cơ quan sinh dục từ nữ sang nam mà không làm thay đổi giới tính, nhân cách, thể chất, vóc dáng... được. Những phân tích của tôi luôn dựa vào cơ sở khoa học phương Tây và cả Nhật Bản.

Khi phân tích về ám ảnh và đòi hỏi trinh tiết của đàn ông, tôi có tham khảo và lấy cảm hứng từ một trong những nguồn chính là cuốn "Giới đàn ông" của nhà văn kiêm về tâm lý học nổi tiếng Nhật Bản Watanabe Junichi (ông được nhiều giải thưởng văn học tại Nhật, cũng như có các tác phẩm được dịch ra ở châu Á, cũng như Việt Nam). Sách này là bestseller tại Nhật năm 1998, được viết chủ yếu cho đối tượng là chị em phụ nữ để hiểu hơn về tâm lý đàn ông. Sách bàn về những ngõ ngách thâm sâu trong tâm hồn đàn ông mà phụ nữ không biết. Trong cuốn sách này có một chương nói về tâm lý ám ảnh về trinh tiết của đàn ông nói chung chứ không của riêng một thứ văn hóa nào, trong đó không hề nhắc tới văn hóa Khổng giáo, mà lại nhắc tới văn hóa phương Tây. Watanabe còn phân tích tâm lý một trường hợp án mạng tại Nhật Bản mà một người bác sĩ đã giết vợ mình vì cho rằng vợ mình không còn trinh tiết nên mới coi thường chồng. Đây là những trường hợp thực tế đã xảy ra tại Nhật Bản hiện đại, đất nước mà bạn đề cao là bình đẳng nam nữ, đã xóa bỏ những gì bất bình đẳng và cổ hủ.
 
Chữ trinh ở phương Đông bị coi là cổ hủ mới đáng giá ngàn vàng thì ngàn vàng ở đâu chưa ai thấy, nhưng ở phương Tây ngày nay nó có thể đáng giá hàng triệu USD. Một đại gia phương Tây chơi nổi từng muốn mua trinh ca sĩ B. với giá 7 triệu USD, trên thực tế đã có những người bán được tới 3-4 triệu USD, là những chuyện ngay trong thế kỉ 21 này. Sinh viên ở phương Tây khó khăn tài chính phải rao bán trinh để trang trải tiền ăn học. Những tiểu thuyết phương Tây hiện đại cho thấy đàn ông hiện đại bên họ cũng có những ám ảnh tâm lý về trinh tiết giống y như vậy. Một trích đoạn: “Darling, am I the first man to make love to you ? Of course. I don’t know why you men always ask the same silly question.” (Này em yêu, anh có phải là người đàn ông đầu tiên của em không vậy ? Tất nhiên là thế rồi. Em không hiểu tại sao cánh đàn ông các anh luôn luôn hỏi một câu ngớ ngẩn giống nhau như vậy”).

Xin nhấn mạnh rằng những thứ này không phải do văn hóa nam tôn nữ ti Nho giáo sinh ra, mà nó là tâm lý tự nhiên về giới tính trên cơ sở khoa học. Văn hóa Khổng giáo chỉ tạo điều kiện cho cái tâm lý đó được thỏa mãn mà thôi, qua việc đòi hỏi phụ nữ phải giữ trinh trước khi về nhà chồng, chứ không phải hiến trinh cho bọn đàn ông ích kỷ thích đi ăn ốc mà không chịu đổ vỏ ngày nay, cái này thì hoàn toàn không phải là Khổng giáo.

Watanabe Junichi nói không có người đàn ông nào chịu đựng được ý nghĩ rằng họ thua kém người trước về khả năng tình dục trong việc làm cho vợ họ thỏa mãn. Họ thấy mình không đáng làm đàn ông nữa. Không chỉ văn hóa Khổng giáo, truyền thống cô dâu mặc váy cưới màu trắng trong lễ cưới vẫn còn đến ngày nay là tượng trưng cho sự trong trắng trọn vẹn dành cho người chồng, có xuất phát từ văn hóa Anh. Kinh Thánh có hàng loạt đoạn có thể viện dẫn ra chống lại cái trào lưu tự do tình dục xuất phát từ phương Tây. Nó mới có lịch sử non trẻ khoảng 40 -50 năm nay, nó đại diện cho giai đoạn tư bản cực thịnh những thập kỷ 60 - 90 với chủ nghĩa tự do cá nhân và hưởng thụ dâng cao. Không có gì làm cơ sở để coi nó là tiến bộ ngay cả theo đánh giá của phương Tây, vì cái bình đẳng giới đó lại đi kèm với tự do, buông thả tình dục và suy thoái về đạo đức tôn giáo.

Liên quan đến vấn đề khác biệt giới tính, sự coi trọng tình yêu ở nữ và tình dục ở nam, tôi có sự tham khảo cuốn "Tại sao đàn ông thích tình dục và phụ nữ cần tình yêu", của Allan & Barbara Pease, sách này bán chạy nhất thế giới. Trong sách này có giải thích cùng dẫn chứng hàng loạt thống kê khoa học cho thấy những nét “độc đáo và đặc sắc” của văn hóa phương Tây. Như trò chơi tình một đêm, trong khi đàn ông làm tình với người lạ (đúng ra là mới quen, chưa biết gì nhau thì đã dắt nhau ngay lên giường), anh ta tưởng tượng tới việc thay đổi bạn tình là hàng lọat các cô gái bốc lửa khác nhau, còn phụ nữ khi làm tình với trai lạ thì tưởng tượng anh ta là James Bond, hay những người trong mộng khác, lý do có lẽ là vì không rõ anh ta là ai nên phải tưởng tượng như thế... Hoặc tỷ lệ ăn nem của phụ nữ Pháp theo thống kê là 87% (cứ 100 phụ nữ có gia đình/bạn trai thì 87 người từng ít nhất sex một lần ngoài luồng), có lẽ còn cao hơn tỷ lệ đàn ông Việt Nam đã có vợ nhưng vẫn đi bóc bánh trả tiền... Đây là những “tiến bộ lớn lao” đại diện cho cái văn hóa đề cao phần “con” và bình đẳng giới (đúng hơn là phải bình đẳng về quan hệ tình dục) ở phương Tây theo quan điểm của bạn.

Cũng xin nói thêm, con gái Việt Nam sống ở phương Tây có giá hơn con gái phương Tây. Đàn ông phương Tây rất thích cưới họ, dù cho có xấu đi nữa. Thậm chí là ngay cả tại Hàn Quốc và Đài Loan. Lý do là ở châu Á, họ vẫn còn lưu giữ được nét đẹp Á Đông của văn hóa Khổng giáo nhiều nhất (mà ngay nay đang mất dần), họ có công dung ngôn hạnh, biết chung thủy, chăm lo cho chống con, biết quán xuyến, vun vén gia đình... chứ không phiền phức như con gái phương Tây.

Về mặt đạo lý, một số bạn còn hiểu quá hạn hẹp vể phạm trù đạo đức. Đạo đức là một phạm trù rất rộng lớn, không chỉ đơn giản liên quan đến những thứ như không phạm pháp, không hiền lành, hay không biết chăm sóc chồng con. Bởi vì mỗi con người có những phẩm chất khác biệt hoặc là khiếm khuyết về đạo đức, về năng lực, về nhận thức, hay tính cách… không ở chỗ này thì chỗ khác. Và đạo đức cũng có nghĩa là nếu mình có những khác biệt hay khiếm khuyết ở phần nào thì cũng nên suy xét tới nghĩa vụ và trách nhiệm của mình ở phần đó đối với người khác, thế thôi. Có thể có người không quan tâm mình ở điểm nào đó, nhưng cũng có thể có người không thích và không chấp nhận mình ở điểm nào đó. Vì thế phải suy xét nghĩa vụ và trách nhiệm của mình với chính mình, với mọi người, với xã hội, chứ không phải tìm cách phủi bỏ. Đó là cách thức để hoàn thiện mình và có ích cho xã hội.

  • Kỳ Thư, Datviet


Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.