feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ

hNếu tính theo năm sinh ghi trong thẻ căn cước, năm nay cụ Phạm Thị Thương, đang sống ở một làng quê thuộc TP Cần Thơ, đã thọ 120 tuổi.

Mang theo nhiều hoài nghi, chúng tôi tìm đến nhà cụ Thương ở ấp Trường Thạnh (xã Trường Thành, H.Thới Lai). Trưa nắng hầm hập, cụ Thương đang an giấc trên chiếc chõng tre, bên cạnh là bà Nguyễn Thị Đậu (77 tuổi), con gái út đang ngồi hầu quạt mẹ.

 

h
Bà Đậu, con gái út cụ Thương, đang chăm sóc mẹ - Ảnh: Thanh Niên

Bà Đậu kể, 30 năm trước cụ Thương sống với người cháu nội là Nguyễn Văn Triều cũng ở xã này. Sau đó Triều chết, người cháu dâu lúc làm lại hộ khẩu mới nhưng không hiểu sao quên điền tên cụ Thương vào.

Vài năm sau bà Đậu rước mẹ về phụng dưỡng, lúc đó cụ bà đã trên 90 tuổi. Bà Đậu nghĩ mẹ đã già, chưa biết mất ngày nào nên lười ra đăng ký tạm trú tạm vắng với địa phương. Từ đó, cụ Thương "ở chui" trong căn nhà con ruột mãi đến năm 2008, khi cán bộ xã đi thống kê các cụ cao tuổi để phát tiền trợ cấp, bà Đậu lấy làm lạ mới hỏi. Nghe cán bộ giải thích cụ nào trên 85 tuổi được trợ cấp hằng tháng 120.000 đồng, bà Đậu buột miệng: "Chèn ơi, má tau 118 tuổi có được lãnh tiền không?". Cán bộ tưởng bà nói chơi, nhưng khi bà Đậu lục tìm rồi chìa giấy tờ ra ai cũng giật mình hối bà Đậu đi làm thủ tục lãnh tiền. "Hai cái Tết qua, xã tới chúc Tết vui lắm. Nhiều cán bộ chúc cụ bà sống thọ 100 tuổi, sau sực nhớ cụ đã sống quá 110 tuổi ai cũng cười ồ...", bà Đậu vui vẻ.

 

h

Thẻ căn cước của cụ Thương do chính quyền cũ cấp vào năm 1970 - Ảnh Thanh Niên

Bà Đậu đưa chúng tôi xem giấy tờ tùy thân chế độ cũ cấp cho cụ Thương. Có lẽ nhờ cụ Thương kỹ tính nên giấy tờ được bảo quản khá tốt. Giấy căn cước ghi họ tên cụ là Phạm Thị Thương, sinh năm 1890, nguyên quán ở Trường Thành, Cần Thơ. Giấy được cấp vào năm 1970, lúc đó cụ Thương đã 80 tuổi. Bà Đậu nói sau giải phóng, cụ Thương nghĩ đơn giản sống đâu chết đó, nhà nghèo làm quần quật mới có cái ăn, hiếm khi xa làng xa xóm nên cụ không làm giấy tờ mới.

Vừa lau người cho cụ Thương, bà Đậu vừa kể mấy năm trước cụ còn khỏe lắm. Tuổi ngoài 110 nhưng cụ vẫn qua lại trò chuyện với bà con lối xóm. Mấy tháng qua cụ rất yếu, luôn nằm một chỗ, người quắt queo, ngồi dậy phải có người giúp. Hàng chục năm qua cụ hiếm khi nào đau bệnh, nên con cháu chưa bao giờ đưa cụ đi bệnh viện hay trạm y tế xã. Thi thoảng cụ chỉ ho khan, nhảy mũi vài cái, rồi hết.

Nghe cách cụ Thương đối đáp với bà Đậu, chúng tôi đoán chừng hồi trẻ ắt hẳn cụ rất vui tính. Khi bà Đậu hỏi: “Má uống cà phê không?”, cụ Thương trả lời: "Ờ thì uống, nhưng bây pha dở quá, uống lạt nhách". Khi bà Đậu dìu cụ ngồi lên đút cà phê, cụ khôi hài: “Già cả rồi, báo con cháu quá”... Chúng tôi xin phép chụp hình, bà Đậu kêu: "Má ơi, ngồi ngay ngắn cho nhà báo chụp hình", cụ đáp: “Già cả da nhăn nheo hết, xấu hoắc có gì mà chụp”. Nghe cụ nói chuyện ai cũng bái phục bởi người ở tuổi ngoài trăm thường đã lẫn lộn, nói không ra hơi, nghe không rõ, đằng này cụ đã 120 tuổi rồi mà vẫn còn khá tỉnh táo... Theo bà Đậu, cụ Thương ghiền cà phê, ngày nào con cháu quên pha là cụ giận.

Bà Đậu kể cụ Thương quê gốc Trảng Bàng, Tây Ninh. Năm 20 tuổi, cụ lập gia đình cùng cụ ông là Nguyễn Văn Đàng ở Cái Vồn, Vĩnh Long. Hai cụ dắt díu tới xã Trường Thành mưu sinh, ở với nhau có 9 mặt con nay đã mất 6, cụ ông cũng thọ tới 90 tuổi. Lúc ra riêng gia cảnh nghèo nên cụ Thương làm đủ các nghề nuôi bầy con. Từ làm ruộng, làm vườn, chài cá, may áo quần, vá lưới chài, đan thúng... ai thuê gì làm nấy. Đặc biệt, lúc túng quẫn cụ Thương không rầu lo mà luôn gắng sức làm. "Có lẽ sống vô ưu nên cụ mới thọ đến thế", bà Đậu nhận xét. 

 

* Tháng 8/2007, báo chí thế giới đưa tin cụ bà Yone Minagawa (người Nhật) qua đời tại một nhà dưỡng lão ở tây nam Nhật Bản, thọ 114 tuổi. Cụ Yone Minagawa sinh ngày 4/1/1893, được sách kỷ lục Guinness thế giới công nhận là người già nhất vào tháng 1/2007, sau khi cụ bà Emma Faust Tillman (người Mỹ), qua đời, cũng ở tuổi 114.

* Tại VN, báo chí từng đưa tin cụ già cao tuổi nhất thế giới là Nguyễn Thị Thạnh ở xã Nhơn Mỹ, huyện Chợ Mới, An Giang. Con cháu và các cán bộ quả quyết cụ Thạnh sinh năm 1890, nhưng đáng tiếc do nhà nghèo, bị mấy trận lũ lụt nên giấy tùy thân chính quyền cũ cấp đều mục nát hết. Vì không còn căn cứ nào khẳng định năm sinh cụ Thạnh nên tỉnh lúc đó cũng tính đo xương của cụ nhưng do nhiều lý do chưa thực hiện được, và cụ Thạnh đã quy tiên vào năm 2008.

 

 


Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.