feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ
Ngày 10-12, Lễ trao giải Nobel Hoà Bình 2010 đã diễn ra tại thủ đô Oslo, Na Uy với bằng chứng nhận dành cho chủ nhân giải thưởng, ông Lưu Hiểu Ba, được đặt lên một chiếc ghế trống. Trung Quốc lên án việc trao giải là "trò hề chính trị".

Khoảng 1.000 khách, bao gồm đại sứ các nước, đã tham dự buổi lễ kéo dài 2 giờ tại toà thị chính Oslo, trong đó có Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi và Đại sứ Mỹ Barry White.

 
Chủ tịch Uỷ ban Nobel Na Uy Thorbjoern Jagland ngồi bên chiếc ghế trống dành cho ông Lưu Hiểu Ba.
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Uỷ ban giải Nobel Na Uy Thorbjorn Jagland đã ca ngợi Trung Quốc vì đã đưa hàng triệu người thoát khỏi đói nghèo. Ông Jagland gọi đó là một “thành tựu phi thường” nhưng cũng nói thêm rằng “là một cường quốc thế giới, Trung Quốc nên xem sự chỉ trích là mang tính xây dựng”. Ông Jagland cũng kêu gọi thả ông Lưu Hiểu Ba.

Ông Geir Lundestad, Giám đốc uỷ ban Nobel, cho hay các đoàn đại biểu của 48 quốc gia đã tham dự lễ trao giải. 17 nước - trong đó có Nga, Ả-rập Xê-út, Iran, Venezuela, Cuba và Pakistan - không tham gia và Trung Quốc trả lại thư mời còn nguyên chưa bóc. Serbia ban đầu tuyên bố không tham dự nhưng sau đó cho biết vẫn cử đại diện đến buổi lễ.

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử 74 năm qua giải Nobel Hoà bình với số tiền thưởng trị giá 1,4 triệu USD không được trao vì ông Lưu Hiểu Ba đang thụ án tù 11 năm tại Trung Quốc vì bị kết tội âm mưu lật đổ chính quyền.

Trung Quốc đã kịch liệt phản đối Uỷ ban Nobel Hoà bình Na Uy sau khi uỷ ban này quyết định trao giải cho ông Lưu Hiểu Ba, miêu tả giải thưởng là một cuộc tấn công vào hệ thống luật pháp và chính trị của Trung Quốc. Tại Bắc Kinh cả hai kênh truyền hình CNN và BBC TV đã bị cắt sóng vào 8 giờ tối giờ địa phương khi buổi lễ trao giải diễn ra tại Oslo.

Lần cuối cùng, một giải thưởng Nobel Hoà bình không được trao là vào năm 1936 khi Adolf Hitler ngăn nhà báo Đức Carl von Ossietzky đến nhận giải.

Trung Quốc chỉ trích lễ trao giải

Về phần mình, Trung Quốc hôm nay đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ giải Nobel Hoà bình 2010 và nói nước này kịch liệt phản đối các âm mưu nhằm dùng giải thưởng này để can dự tới tình hình nội bộ đất nước.

Bộ ngoại giao Trung Quốc đã lên án buổi lễ là “trò hề chính trị”. “Chúng tôi kịch liệt phản đối bất kỳ quốc gia nào hay bất kỳ ai dùng giải thưởng này để can dự vào các vấn đề nội bộ hoặc xâm phạm chủ quyền hợp pháp của Trung Quốc”, Bộ ngoại giao nói trong 1 tuyên bố.

Sau buổi lễ tại Oslo sẽ là lễ rước đuốc trên đường phố thủ đô và một bữa tiệc do Vua Na Uy Harald và Hoàng hậu Sonja chủ trì.

Tại thủ đô Stockholn của Thuỵ Điển, chủ nhân các giải Nobel khác của năm nay sẽ được vinh danh tại một buổi lễ riêng. Những người chiến thắng trong các lĩnh vực Văn học, Vật lý, Hoá học và Kinh tế sẽ nhận được giải thưởng từ Vua Thuỵ Điển XVI Gustaf, sau đó là một tiệc chiêu đãi hoành tráng.
 
 
 

Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.