feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ
Nếu coi dân là chủ đích thực, thì biểu đồ chính trị chính là gương soi, Đảng và nhà nước không nhìn vào đó không thể biết được chính xác khuôn mặt mình, để chăm sóc nó, dân có nhìn vào đó mới biết được thực tế đời sống chính trị và xã hội hàng ngày của đất nước họ để cùng nhau gánh vác, nhất là với những thực tế phũ phàng, bởi không đảng, nhà nước nào làm thay chính họ được.

Lịch sử thế giới nửa cuối thế kỷ trước nổi bật 2 sự kiện thống nhất đất nước: Việt Nam, năm 1975, kết thúc 1 cuộc chiến lâu dài bậc nhất thế giới, và Đức năm 1990 gắn với sự sụp đổ Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, chấm dứt chiến tranh (lạnh) thế giới cũng lâu dài nhất, mở ra tiền đồ sáng lạn cho cả đại gia đình dân tộc mỗi nước, mà kết quả phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng hoà hợp, hoà giải và đại đoàn kết dân tộc họ.

Những mốc dài kỷ niệm ngày thống nhất của hai nước, như dịp 35 năm ở Việt Nam và 20 năm ở Đức năm nay, chính là những quãng lùi thời gian cần thiết để có thể chiêm nghiệm lịch sử đã qua.

Cái gì đã xảy ra với nhà nước DDR do Đảng XHCN thống nhất Đức (SED) cầm quyền lúc đó, có vô số công trình nghiên cứu khoa học đã mổ xẻ, không ít hồi ký của các chính khách hai nước Đức tái tạo lại, trong đó có Egon Krenz, cựu TBT SED, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước DDR vào thời điểm bức tường Berlin sụp đổ, đã trực tuyến với độc giả Tuần Việt Nam mới đây, mà theo ông, "sai lầm không thể cứu vãn" đó, là do Đảng ông "đã đánh mất lòng tin của dân chúng".

Gạt sang bên chủ đề tìm kiếm nguyên nhân sụp đổ DDR, sẽ nhận ra phạm trù "lòng tin" đúng như Egon Krenz nói, chính là nền tảng cốt tử không gì thay thế để đạt tới đích đối với bất kỳ đảng nào muốn cầm quyền trong thời đại dân chủ ngày nay; ở đó bất cứ đảng nào, thể chế gì cũng chỉ là phương tiện, người dân làm chủ có toàn quyền lựa chọn nó, tùy thuộc niềm tin nơi lá phiếu họ đặt vào đâu. Nhờ thế mà đảng CDU giành được quyền từ tay SED, nhưng cũng chính lý do đó mà 8 năm sau, năm 1998, bị tuột khỏi tay bởi đảng SPD thắng phiếu, phải cố gắng nỗ lực tới 11 năm tiếp theo, năm 2009 mới thắng hẳn SPD với Thủ tướng Merkel hiện nay.
Ngược lại, đảng SED sau sai lầm không thể cứu vãn, đã cải tổ, đổi tên thành PDS, được dân chúng bỏ phiếu tín nhiệm tham gia cầm quyền ở Tiểu bang  Mecklenburg-Vorpommern, 8 năm liền từ năm 1998-2006, ở Berlin từ năm 2001.

Đảng cộng sản PDS đã tham gia quyết định được nhiều chính sách hệ trọng của đất nước, trong việc đưa tiếng nói của người dân vào các chính sách đó. Chứng tỏ lòng tin của hàng chục, trăm triệu, tỷ dân, khác với của một người, không phải là một đại lượng bất biến, không dành tuyệt đối hay mất hẳn đối với bất kỳ ai, đảng nào, không ngẫu nhiên có, cũng chẳng bỗng chốc mất, có thể bị ngộ nhận 1 vài lần, nhưng không thể mù quáng vĩnh viễn, được quyết định bởi cơ sở của chính lòng tin đó, qua chiêm nghiệm thực tế, từ miếng cơm, manh áo, viên thuốc, con chữ, tiếng nói, bước chân mỗi ngày, tới số phận của từng người dân, cùng cả tiền đồ quốc gia và tương lai dân tộc họ, có diễn ra đúng như họ tin không?

Nói cách khác, thực tế cuộc sống người dân hằng ngày chính là thước đo, quyết định số phận lòng tin họ đối với bất cứ nhà nước nào, đảng nào cầm quyền.

Lòng tin nằm trong dân, không bao giờ ngoài dân, nên muốn giành được nó thì mấu chốt trước hết phải nắm bắt và hiểu được thực chất người dân muốn gì, chứ không phải đảng hay nhà nước muốn gì, hoặc nhầm tưởng của đảng, nhà nước, cũng là của dân, dẫn đến chính sách định ra vô hình trung chỉ nhằm thoả mãn ý chí của đảng cầm quyền chứ không hẳn mong muốn của dân. Không chỉ SED mà cả CDU và SPD sau này mất quyền gián đoạn cũng cùng nguyên nhân đó.

Egon Krenz đã đúng, khi kết luận sai lầm của SED đã "không thành công trong việc khuyến khích mọi người dân tham gia vào nền chính trị nhiều hơn", "lỡ cơ hội đối thoại cởi mở với dân", nghĩa là thiếu cách thức hữu hiệu nắm bắt nguyện vọng của dân, coi các quyết sách là thẩm quyền riêng của đảng và nhà nước, nhân dân chỉ thi hành.

Nước Đức thống nhất, trong đó có PDS đã khắc phục được điều đó, bằng công nghệ bắt buộc, trưng cầu dân ý đối với mọi chính sách dân đòi được trưng cầu hoặc hiến pháp quy định, tổ chức hội nghị công dân chất vấn chính quyền điạ phương hàng năm, hoặc khi có từ 2,5%-5% cử tri đòi hỏi, và đặc biệt hàng tháng đều công bố Biểu đồ chính trị trên cơ sở điều tra độc lập dư luận xã hội, lượng hoá bằng tỷ lệ, về các quan điểm chính trị, về sự tín nhiệm của dân chúng đối với từng đảng phái lớn, đối với cá nhân thành viên chính phủ, các chính khách hàng đầu, về các chính sách kinh tế chính trị quan trọng của đất nước, được công bố rộng rãi.

Nếu coi dân là chủ đích thực, thì Biểu đồ chính trị chính là gương soi, Đảng và nhà nước không nhìn vào đó không thể biết được chính xác khuôn mặt mình, để chăm sóc nó, dân có nhìn vào đó mới biết được thực tế đời sống chính trị và xã hội hàng ngày của đất nước họ để cùng nhau gánh vác, nhất là với những thực tế phũ phàng, bởi không đảng, nhà nước nào làm thay chính họ được.

Biểu đồ chính trị về thống nhất nước Đức tháng 3.1990 phía Tây Đức (năm thống nhất nước Đức) cho thấy, có tới 82% dân số ủng hộ thống nhất đất nước, 11% chống lại. Sau 20 năm thống nhất, biểu đồ đó cho biết, tỷ lệ chống lại, trên toàn liên bang vẫn còn tới 6%.

Thống nhất đất nước, ai cũng biết, là khát vọng chung của mọi dân tộc bị chia cắt, nhưng chỉ có thể biến thành riêng, một khi sự thống nhất đó mang lại lợi ích thiết thực cho họ dù là ai ở bên nào trước kia; nếu không sẽ không còn "nhà nước là của chung (Võ Văn Kiệt) " mà chỉ của bên thắng hoặc kẻ được lợi -  ở Đức trở thành thước đo, cốt lõi của chính sách hoà hợp, hoà giải, đại đoàn kết dân tộc họ sau thống nhất.

Thủ tướng Đức Helmut Kohl lúc đó hứa, thống nhất, bất kỳ người dân Đông Đức nào cuộc sống cũng sẽ hơn trước, (bất kỳ nghĩa là bao gồm cả mọi nhân sự trong bộ máy đảng và chính quyền Đông Đức). Chỉ với cuộc đổi tiền ngay sau đó, công bố 2 Đông Đức Mác ăn 1 D-Mác (khi còn 2 nước, tỷ lệ được ấn định 1 ăn 1, nhưng ở chợ đen 6 ăn 1) bị đông đảo dân chúng Đông Đức biểu tình, phản đối: Chúng tôi cũng là nhân dân, Chính phủ đã phải lập tức sửa ngay 1 ăn 1, nếu không thế, lòng tin chính phủ Kohl vừa giành được sẽ tiêu tán.

Để giữ lời hứa, chỉ riêng vực dậy kinh tế Đông Đức vốn cùng một điểm xuất phát nhưng đã tụt xa Tây Đức tới nhiều chục thập kỷ, tổng cộng trong 20 năm thống nhất, nước Đức đã rót vào Đông Đức tới 1.600 tỷ Euro (gấp chừng 5 lần ngân sách liên bang hàng năm). Mỗi người dân Đức phải đóng quỹ đoàn kết tái kiến thiết Đông Đức tới 5,5% (mức hiện tại) thuế thu nhập, và chịu tăng thêm 13 Cent cho 1 lít xăng.

Tuy vậy, dù cuộc sống của Đông Đức đã hơn hẳn trước, giống như Việt Nam trước và sau đổi mới, nhưng hiện tại phía Đông lương bình quân mới chỉ đạt 3/4 phía Tây, thất nghiệp cao gấp đôi, và tới 20% dân số bỏ sang Tây Đức.
Thực tế đó được phản ảnh trên Biểu đồ chính trị nước Đức sau 20 năm vào dịp kỷ niệm bức tường Berlin sụp đổ: có tới 60% người Đông Đức vẫn cảm giác bị người Tây Đức đối xử như công dân hạng hai và phải cần 20 năm nữa mới đồng nhất hoàn toàn 2 miền.

Các chính sách khác cũng không mấy thoả mãn, tới 63% những người được hỏi thấy chán chính sách kinh tế hiện thời; tới 21% không hài lòng về đào tạo, giáo dục, 60% phản đối chính sách gia đình, 77% không hài lòng với hệ thống y tế và sức khỏe, 75% không thích chính sách tiền lương, 77% không bằng lòng với chính sách hưu trí.

Từ đó dẫn đến tín nhiệm của dân chúng đối với các đảng phái, chính phủ và thành viên, kết quả cuối tháng trước, liên đảng cầm quyền CDU/CSU chiếm được 31% dân chúng ủng hộ, sụt 2% so với tháng trước đó, đảng FDP của Bộ trưởng gốc Việt Rösler được 4% tăng 1%, các đảng đối lập SPD được 32% giảm 1%, đảng cộng sản PDS liên minh với Linke được 7% giảm 3%.

Chỉ 34 % dân chúng rất hài lòng với điều hành của chính phủ, so với con số 50%  vào lúc thành lập năm ngoái. Xếp hạng uy tín thành viên chính phủ, cho theo thang điểm (-5) đến (+5), Bộ trưởng Quốc phòng đạt 2,1 điểm, đứng đầu. Thủ tướng chỉ được 0,9, điểm giảm 0,1 so tháng trước, xếp thứ 4. Đứng những thứ hạng cuối cùng là Bộ trưởng gốc Việt chỉ được -0,6 điểm, mất 0,2 điểm, sếp đảng ông -1,6 điểm, còn chủ tịch PDS được - 0,8 điểm.

Lợi hại công bố Biểu đồ trên nằm ở chỗ, tạo ra áp lực tự động, buộc mọi đảng phái, chính phủ và chính khách hàng đầu muốn chiếm được lòng tin của dân chúng, phải luôn nỗ lực vượt lên, thường xuyên nhìn lại chính sách mình đề xuất, nếu không sẽ bị đào thải đau đớn như Egon Krenz đã chiêm nghiệm sau khi "không thể cứu vãn".

Thành quả đổi mới kinh tế nước ta 20 năm qua đặt ra đòi hỏi cải cách bức bách và tin tưởng thành công sang lĩnh vực chính trị, được đề cập trong dự thảo tư liệu Đại hội Đảng XI; Biểu đồ chính trị được khai thác triệt để ở các nước hiện đại chính là một công cụ cơ bản tối quan trọng để đạt tới đích đó, không thể không áp dụng, nếu một khi đã khẳng định lòng tin của dân là cốt tử!
 
TS. NGUYỄN SỸ PHƯƠNG 
 

Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.