feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ

Ngày hôm nay đong gạo đã xong rồi
Đóng sách vở, mai đưa con đến lớp
Sáng đi dạy, còn buổi chiều đi họp
Và ngày kia, chủ nhật bạn đến chơi
Để cuộc sống đừng nặng nề quá đỗi
Đặt cái đích hằng ngày chỉ ngắn ngắn thế thôi.

Trịnh Bích Ba
Tuyển tập thơ Thầy giáo và nhà trường)

Đây là một bài thơ ngắn, câu chữ hết sức giản dị, mộc mạc, đời thường nhưng ẩn đằng sau đó là một nỗi niềm, là tấm lòng của một con người đã từng trải, một con người đã sống và làm việc trong thời buổi kinh tế khó khăn. Cái thời mà người ta phải sống bằng tem phiếu, thời buổi người cán bộ còn đong gạo bằng sổ. Lúc bấy giờ đồng lương của người giáo viên còn quá ít ỏi, nên việc đong gạo coi như là một việc quan trọng nhất phải làm, có gạo mới nuôi sống được bản thân, gia đình, chồng con.

Vì vậy mở đầu bài thơ chị viết:
Ngày hôm nay đong gạo đã xong rồi

Câu thơ như là lời thở phào nhẹ  nhõm, là một lời kể, lời thông báo rằng công việc quan trọng nhất chị đã làm xong.

Gánh nặng cuộc sống, cơm áo, công việc, con cái  đối với chị theo tôi nghĩ cũng chẳng có  gì ghê gớm lắm. Bởi chị hiểu rằng đó là trách nhiệm, là nghĩa vụ, là bổn phận của một con người và hơn hết chị là một người mẹ, một người vợ, một người đang làm một nhiệm vụ hết sức thiêng liêng và cao quý đó là  người lái đò đưa khách sang sông.

Đã từ lâu, nghề dạy học là thanh tao, là  cao quý, nghề được cả xã hội nể trọng nhưng ở thời buổi bao cấp vì đồng lương quá thấp nên nhiều người đã bỏ nghề. Còn chị, chị vẫn bám trụ lại với nghề. Phải là người có tình yêu cuộc sống, người biết vượt qua gian khó, người có niềm tin vào tương lai, người luôn có tâm trạng điềm tĩnh  mới có thể làm được như thế.

Đóng sách vở, mai đưa con đến lớp
Sáng đi dạy, còn buổi chiều  đi họp
Và ngày kia, chủ nhật bạn  đến chơi

Dẫu biết rằng đấy chỉ là những công việc bình thường của ngày hôm nay, ngày mai và ngày kia. Những công việc thường nhật, không có gì là đao to búa lớn nhưng đó lại là công việc, là nhịp sống đã được sắp xếp, trù tính trước hết sức hợp lý đảm bảo được trọng trách với gia đình, công việc và bạn bè.

Thường thì trong khó khăn người ta phải lo toan nhiều thứ mà hay quên đi bạn bè nhưng với chị- chị vẫn dành thời gian để tiếp bạn bè, chị vẫn muốn sẻ chia những vất vả của cuộc đời, để làm sao sống một cuộc sống có  ý nghĩa.

Vì thế, chị đã biết đặt ra cái đích để mà sống, sống sao cho nhẹ nhàng, sống sao cho đáng sống, đừng mơ ước xa vời …Hai câu thơ cuối đã nói lên được điều đó.

Để cuộc sống đừng nặng nề quá  đỗi
Đặt cái đích hằng ngày chỉ ngắn ngắn thế thôi.

Cái đích không phải lớn lao, to tát mà nó chỉ là cái đích hằng ngày như chị đã làm, một cái đích “ngắn ngắn” mà thôi. Thực ra cái đích “ngắn ngắn” ấy lại là một cái đích vô cùng lớn lao và cao đẹp. Ẩn sau cái đích ấy là một niềm tin về một tương lai tốt đẹp cho mai sau. Cái hay và độc đáo của hai câu thơ này là ở chỗ nói như thế nhưng không phải đơn giản chỉ là thế.

Đọc xong bài thơ nhưng những dư âm của nó còn vang vọng mãi. Nó không phải là những câu chữ được gọt giũa, trau chuốt, những lời lẽ bóng bẩy hoa mỹ mà đó chính là một tâm trạng, một tấm lòng, một sự giản dị và khiêm nhường của nhà thơ.

“Nói một mình”, nói với chính mình nhưng cũng là nói với nhiều người, nói với cả thế hệ mai sau. Lo được miếng ăn, cho con đi học và lên lớp để giảng dạy các thế hệ học trò không phải là điều đơn giản mà ai cũng làm tốt được!

Ai đã từng sống ở cái thời bao cấp mới thấy hết được cái hay và  ý nghĩa sâu sắc của bài thơ./.

  • Nguyễn Văn Hòa

Giáo viên Trường phổ thông cấp 2-3 Xuân Phước,
huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú  Yên.


Bình luận   

0 #4 Tuấn Ngọc 11:18 01-12-2011
Tác giả bài bình này hẳn là một người có vốn hiểu biết khá sâu sắc. Đọc các bài viết của Nguyễn Văn Hòa bài nào cũng chí lý và xác đáng cả.
Trích dẫn
0 #3 Phạm Lan Anh 03:10 28-11-2011
Bài bình thơ nào của anh Hòa cũng hay và sâu sắc cả. Chúc mừng anh. Chúc anh dồi dào sức khỏe và công tác tốt. Có nhiều bài bình hay để giới thiệu cho bạn đọc Hương Việt.
Trích dẫn
0 #2 Phan Thanh 49:06 28-11-2011
Xin cảm ơn chị Trịnh Bích Ba đã có bài thơ hay, cảm ơn anh Hòa đã có lời bình ý nghĩa. Bài thơ đã lột tả được những vất vả, nhọc nhằn của người giáo viên thời bao cấp. Cái thời khốn khó vô cùng. Những GV còn bám trụ lại với nghề là điều vô cùng đáng quý, đáng trân trọng.!
Trích dẫn
0 #1 Lê Hải Yến 07:04 28-11-2011
Bài thơ hay và bài bình cũng sâu sắc. Nó nói hộ được những điều mà thế hệ những nhà giáo như chũng tôi đã trải qua. Xin được cảm ơn Hòa và xin chúc mừng anh!
Trích dẫn

Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.