feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ
1. CHUYỆN Ở ĐỨC:

- Có đứa nhờ mình chuẩn bị đồ ăn sáng cho nó, vì nó chưa ăn gì, chỉ 4 phút trước khi tàu đến. Và do đó 2 đứa bị muộn tàu. Nó gắt lên: "Chị có khiến em làm cho chị đâu, có thì có, không có thì thôi!". Có thể gọi nó là loại vô ơn và vô liêm sỉ không?

- Có đứa biết mình có 3 cái USB, xin 1 cái, mình không cho, nàng vênh mặt: "Xin thế, cho thì cho, không cho thì thôi". Thế mà trước đó một lúc nó còn tâm sự vẻ rất đạo đức: "Người ta chẳng mắng thẳng vào mặt mình để mình biết đường cư xử". Có nên chửi vào mặt nó: "Trí thức Tây học mà ăn nói như 1 con nhà quê, bạc mồm vô ơn" không?

- Có đứa hôm trước thì cầu cho mình thi trượt, hôm sau lại nhờ mình giảng bài cho môn Statistik (Thống kê), và còn biện hộ: "Chị nói thế chứ em có trượt ngay được đâu". Có nên nói với nó là nó vô liêm sỉ đến mức hết thuốc chữa không?

- 2 đứa tìm nhau không được trong Mensa (nhà ăn sinh viên). Nó gắt lên: "Sao em không nhìn thấy chị?". Mình có cần phải gắt lại: "Thế sao bà không nhìn thấy tôi? Tôi cao to hơn bà cơ mà!". Có cần việc gì cũng to mồm, cả vú lấp miệng em, đành hanh đanh đá thế không? Làm như mình là Super Star, người khác phải đi tìm mình, phải nhìn thấy mình chứ không nghĩ là mình cũng phải đi tìm người ta?

- Mình ngạc nhiên hỏi lại khi nghe nó kể xào cà tím với cà chua. Nó gắt lên: "Em có ở Thái Bình đâu mà em biết?". Quả này chắc phải kiến nghị rời thủ đô về Thái Bình quá. Các bạn đọc bài này, có bạn nào ở Thái Bình cho tớ biết: dân Thái Bình hay ăn nói kiểu đấy hay chỉ có đứa trong câu chuyện của tớ nảy nòi ra thế?

- Đột nhiên có một hôm 1 người quen hờ hững nhảy vào hỏi thăm rồi buông 1 câu: "Nhà em giàu hơn, em giúp nó. Sinh viên xa nhà cả". Ô hay, tôi vẫn giúp nó đó thôi, đâu cần ai phải thúc. Mà ai bảo chị là nhà tôi giàu hơn nhà nó thế? Nó à? Có cần phải nói ra là tôi với nó quen nhau ở bên Đức qua 1 người bạn, nó còn chưa đến nhà tôi bao giờ, mà lại đi kể lể với chị thế? Mà có giàu hơn thật thì sao, sao phải đi kể lể như kiểu tôi giàu hơn tức là tôi có lỗi với nó, trách nhiệm và nghĩa vụ của tôi là phải giúp đỡ nó thế? Kể lể như thế để làm gì? Van xin sự thương hại của người khác à?

Đi xin sự giúp đỡ là việc của mình, còn giúp hay không là việc của người ta, người ta k0 giúp cũng k0 được quyền oán trách. Nhưng thử nhìn lại xem, cái đứa mà mình giúp đỡ, nó đã nói năng cư xử thế nào?

Thế mà nó vẫn còn nhảy vào thanh minh: "Chị nói thế không có ý là ghen tị với em đâu!" Không có ý thì việc gì phải thanh minh, nhìn hành động người ta đủ biết mà.

- Một số người có cơ hội là hỏi mình có người yêu chưa, tao/cô/chú... giới thiệu cho thằng xyz ... Ô hay, việc riêng của tôi, sao tôi phải khai báo với các người? Các người có phải bố mẹ ông bà tôi đâu??? Có cần tôi phải hỏi lại kiểu xách mé: "Thế cháu cô bao tuổi? Học trường nào ra? Trình độ giáo sư hay tiến sĩ? Đi làm công ty nào? Lương tháng mấy nghìn?..."

Dạng dân tị nạn như cô, ngửa tay đi xin tiền xã hội, bày trò qua mặt Sở ngoại kiều, mà vẫn còn tinh tướng đi khoe khoang: "Nhà này toàn dùng đồ xịn"

Dạng chưa li dị với chồng, bỏ con ở VN, sang đây có con với người khác không cưới hỏi, nhằm có cái visa ở lại Đức mà còn lên mặt đi giảng đạo đức: "Cái bọn mới sang Đức thấy thằng nào cũng vơ đại vào nhằm kiếm cái visa".

Có cần phải nói: "Cô nên bớt thời gian đi bới móc người khác mà tự nhìn lại mình đi. Chưa ai chửi thẳng vào mặt cô nên cô vẫn còn vênh váo à?"

- Người Việt đi lao động ở Đức, cuộc sống chỉ quẩn quanh với ngày kiếm 3 bữa cơm, lấy chồng lấy vợ, sinh con đẻ cái nên tầm nhìn cũng chỉ gói gọn trong phạm vi ngắn ngủi đó. Và nghĩ ai cũng như mình. Đến tuổi rồi là phải kiếm đại 1 thằng/con để giải quyết nhu cầu.

Có nói thì họ cũng không hiểu: Bây giờ là thế kỉ 21, con người ta ngoài việc học hành, còn phải mở rộng giao tiếp xã hội, phải đi đây đi đó mở mang kiến thức, phải tạo dựng sự nghiệp riêng...

Và cứ thấy 2 đứa con trai con gái đi với nhau thì lại xì xào: "Người yêu à?". Rủi mà có đi với nhiều thằng/em thì sẽ tệ hơn: "Nó thay người yêu như thay áo".
 
Nực cười lắm những người thiếu hiểu biết!
 
 
2. CHUYỆN Ở VIỆT NAM

Mới chat với đứa bạn.

Lớp đại học có 21 đứa con gái, gần 10 đứa đã lấy chồng. Mừng cho các bạn.

Bạn nói có 1 đứa mới lị dị được vài tháng. Cưới nhau 2 năm mà đã li dị. Lúc đầu mình nghĩ đó là do quan điểm khác nhau. Tình yêu thời sinh viên lãng mạn, trong sáng, khi gặp phải thực tế cuộc sống vợ chồng mới có thất vọng về nhau. Bạn bảo không phải, li dị là do nó không đẻ được, bố mẹ chồng lại cổ hủ.

Thời Trung Cổ, phụ nữ là công cụ thỏa mãn đàn ông, là trò tiêu khiển, là cái máy sinh đẻ, duy trì giống nòi. Trong thế kỉ 21, vẫn còn có chuyện lị dị vì vợ không đẻ được trong một gia đình trí thức. Buồn cho bạn 1, thì hận gia đình chồng 10. "Lấy nhau vì tình, sống với nhau vì nghĩa". Không đẻ được đâu phải là bạn muốn thế, bạn cũng buồn vì điều đó chứ. Thế nhưng người chồng, người đầu gối tay ấp với bạn trong 2 năm qua, người cùng đi qua mối tình thời sinh viên với bạn, đã không an ủi và thông cảm với vợ, lại thuận theo bố mẹ chồng đòi li dị. Không phải đáng khinh bỉ lắm sao?

Bạn hỏi mình: nếu là mày, mày sẽ làm gì?

Tao không thích nói lời nịnh nọt lấy lòng người khác mày ạ. Tao mà là nó, tao cũng sẽ buồn, nhưng không tiếc nuối, vì một người đã không hiểu và thông cảm với mình, thì làm sao cùng mình đi suốt cuộc đời được. 2 năm hôn nhân là một quãng thời gian quá ngắn ngủi so với chiều dài cuộc đời đến giai đoạn "đầu bạc răng long".

Mong bạn sớm tìm được tình yêu khác, một người biết trân trọng bạn hơn.

Không việc gì phải vội, không việc gì phải xoắn, không việc gì phải lo ế. Để một khi đã lựa chọn, bạn có thể hãnh diện nói với mọi người: "Anh ấy là lựa chọn đúng đắn nhất của tao". Và hạnh phúc sẽ đi cùng bạn đến cuối con đường.

Bác Trịnh Công Sơn có viết một câu rất nổi tiếng, từng là tôn chỉ sống của nhiều người: "Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì, em có biết không? Để gió cuốn đi..."

Sống trong đời sống, bạn cần gì? Tôi cần gì?


Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.