feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ

Nhiều người cho rằng giờ là lúc Liên minh châu Âu (EU) thành lập “Hợp chủng quốc châu Âu”, trong đó có cả Thỗ Nhĩ Kỳ, nhằm đối phó với sự nổi lên của Trung quốc và các quốc gia mới nổi khác.

Trật tự thế giới đang đứng trước sự chuyển đổi lớn bởi khủng hoảng của kinh tế Mỹ lẫn châu Âu, sự tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi dẫn đầu bởi Trung Quốc và các cuộc cách mạng trong thế giới Arab. Trước bối cảnh này, nhiều người cho rằng một tầm nhìn rộng lớn hơn và mới mẻ hơn của châu Âu có thể đảm bảo sự ổn định cho lục địa này trong những thập kỷ tới.

Châu Âu đang khủng hoảng. Ảnh: Xinhuanet.

Trong khi các lãnh đạo châu Âu đang đau đầu tìm cách đối phó với cuộc khủng hoảng nợ công trầm trọng nhất trong lịch sử cũng như những hậu quả của việc mất kiểm soát thị trường tài chính, nhiều nhà phân tích cho rằng châu Âu cần soi vào “tấm gương” Đức để học lấy những bài học kinh nghiệm cho quá trình cải cách.

Quá trình hiện đại hóa đất nước của người Đức gặt hái những thành quả tốt đẹp: giảm thất nghiệp và mở rộng việc xuất khẩu hàng hóa, bất chấp khủng hoảng kinh tế toàn cầu. 

Song để đạt được thành quả trên, người Đức phải cấu trúc lại hệ thống phúc lợi, dành sự quan tâm hàng đầu cho các vấn đề an ninh, chăm sóc sức khỏe, hưu trí và thất nghiệp; triển khai chương trình hỗ trợ doanh nghiệp trả lương cho công nhân có tay nghề trong suốt thời kỳ khủng hoảng kinh tế, đảm bảo công ăn việc làm cho họ.

Ngoài ra, chế độ lương hưu và bảo hiểm y tế cũng được người Đức triển khai linh hoạt hơn; song song với việc áp đặt trách nhiệm bình ổn giá cả lên từng cá nhân, tổ chức có liên quan. Đức cũng tăng ngân sách giáo dục, tăng nghiên cứu và phát triển của các nghành công nghiệp cơ bản.

Kết quả là Đức ngày nay trở thành mô hình vượt trội nhất ở châu Âu. Do đó, Pháp, Italy, Anh và nhiều quốc gia châu Âu khác phải tìm cách bắt kịp với quá trình cải cách của người Đức dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức hơn.

Tuy nhiên, với tiềm lực của nước Đức, nhiều người cho rằng, họ phải có trách nhiệm chung sức với châu Âu để khắc phục khủng hoảng tài chính, đảm bảo sự ổn định của nền kinh tế châu Âu tiến đến thúc đẩy sự tăng trưởng của châu Âu trong nền kinh tế toàn cầu. Họ cho rằng Chính phủ Đức lúc này nên bắt đầu hành động kiên quyết hơn so với những gì mà họ từng làm khi cuộc khủng hoảng mới bắt đầu.

Và người Đức sẽ không phải hành động đơn độc khi luôn có Pháp là “bạn đồng hành”. Mới đây, cả Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và Thủ tướng Đức Angela Merkel đi đến đồng thuận chung về việc thúc đẩy một cơ chế ổn định cho đồng Euro, còn được gọi là quỹ “cứu trợ” đồng Euro.

Đặc biệt, cả Pháp và Đức, hai trụ cột của Liên minh châu Âu cũng đạt được sự đồng thuận về những bước đi tiếp theo cho việc thành lập một ban lãnh đạo kinh tế chung, thống nhất sử dụng đồng tiền chung. Những bước đi này của Pháp và Đức được cho là những bước đi vô cùng đúng đắn. Và những gì mà người ta chờ đợi là những bước hợp tác sâu rộng hơn về kinh tế, các chính sách tài chính và chính sách xã hội ở châu Âu. Đây là điều kiện tiên quyết nhằm khắc phục cuộc khủng hoảng tiền tệ.

Rõ ràng, một sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa các quốc gia sử dụng đồng tiền chung Euro sẽ kích thích sự tăng trưởng, phù hợp với khẩu hiệu “châu Âu tốc độ gấp đôi”. Khu vực đồng Euro, được xem như là “hạt nhân châu Âu” sẽ hội nhập nhanh hơn nhiều so với Vương quốc Anh, quốc gia không chịu tham gia khu vực Euro bởi sự hoài nghi về sự hội nhập.

Tuy nhiên, để có thể thực hiện mục tiêu này, điều quan trọng nhất lúc này là châu Âu cần một chương trình nghị sự về sự phát triển và tìm ra giải pháp cho vấn đề việc làm ở khắp châu Âu. Chương trình sẽ phải đưa ra một giải pháp để tăng tính cạnh tranh cho các quốc gia vốn có sức cạnh tranh yếu kém như Hy Lạp, Ireland và Tây Ban Nha.

Hơn nữa, “hạt nhân châu Âu” cần mở rộng cửa chào đón bất cứ quốc gia nào có ý định hội nhập, bao gồm các quốc gia Đông Âu, chẳng hạn như Hà Lan.

Ngoài ra, một “hạt nhân châu Âu” sẽ còn vững mạnh hơn gấp nhiều lần với sự hình thành của một “Hợp chủng quốc châu Âu”, một liên minh chính trị thực sự mà ở đó, các quốc gia thành viên sẽ tự nguyện "góp" quyền lực quốc gia cho châu lục.

Điều này có nghĩa là, “Hợp chủng quốc châu Âu” phải bao gồm cả Thổ Nhĩ Kỳ. Sự phát triển của tự do, dân chủ trong thế giới Arab thời gian gần đây chứng minh rằng Thổ Nhĩ Kỳ thực sự đóng một vai trò quan trọng đối với châu Âu; bởi Thổ Nhĩ Kỳ là kiểu mẫu của sự hòa hợp giữa một xã hội Hồi giáo chính thống và một xã hội tự do, dân chủ. Do đó, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ là cầu nối giữa châu Âu với thế giới Hồi giáo đồng thời giúp đảm bảo an ninh cho không chỉ châu Âu mà còn cả Mỹ.

Ngoài ra, “Hợp chủng quốc châu Âu” cũng phải thiết lập mối quan hệ hợp tác sâu rộng, khăng khít với Nga. Điều này giúp đảm bảo an ninh năng lượng cho cả châu Âu, thậm chí toàn cầu. Hòa bình, ổn định của châu Âu chỉ có thể được đảm bảo nhờ việc hợp tác và không đối đầu với Nga.

Châu Âu đang đứng trước ngã tư đường. Hoặc là họ phát triển trở thành một liên minh chính trị, thể chế cấp độ toàn cầu hoặc sẽ đối mặt với nguy cơ thụt lùi cả về kinh tế lẫn chính trị. 

Các quốc gia mới nổi được Trung Quốc dẫn đầu đang phát triển “thần tốc” không cho châu Âu nhiều thời gian cân nhắc.

  • Lê Dung (Theo datviet, C.S.Monitor)


Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.