feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ
Mỹ và châu Âu đều đồng thuận muốn đại tá Gadhafi bị hạ bệ, nhưng sự chia rẽ trong cách thức ứng phó với khủng hoảng Libya và sự thắng thế của phe thân Gadhafi đang đẩy phương Tây vào thế bí.

Mỹ lâm vào thế khó

Kể từ khi lên cầm quyền, Tổng thống Mỹ Barack Obama muốn xây dựng một mối quan hệ mới với phần còn lại của thế giới và "cơn sóng thần" biểu tình tại Trung Đông, đặc biệt là diễn biến Libya, đang trở thành thử thách khó khăn cho ông chủ Nhà Trắng trong cách tiếp cận ngoại giao này.

Quan điểm của Obama là không dễ ra lệnh thực hiện các hành động quân sự như người tiền nhiệm và tỏ ra rất nghiêm túc trong việc phối hợp với cộng đồng quốc tế trong bất cứ quyết định nào liên quan đến nước ngoài. Sự lưỡng lự của Mỹ trong cách can thiệp vào Libya đã thể hiện rõ quan điểm này của ông chủ Nhà Trắng, khác với hành động đơn phương kiểu "tiền trảm hậu tấu" trước đây của Mỹ.

Cách nhìn của chính quyền Obama được phản ánh trong phát biểu của Ngoại trưởng Hillary Clinton trước Hạ viện rằng, Washington sẽ không thực hiện hành động quân sự đơn phương mà cần sự ủng hộ của quốc tế. "Thiếu sự phê chuẩn của quốc tế, việc Mỹ hành động đơn độc sẽ dẫn tới tình trạng mà các hậu quả không thể lường hết được", bà nhấn mạnh.

Trong khi đó tại Trung Đông và Bắc Phi đang chứng kiến một sự thay đổi lịch sử. Người dân tại đây đã mất niềm tin vào trật tự cũ và cho dù họ có lật đổ được chính quyền như tại Tunisia và Ai Cập, hay đơn thuần chỉ đòi cải cách hiến pháp như tại Jordan các nước vùng Vịnh, thì người dân khu vực này cũng đang tìm kiếm một hệ thống chính trị mới.

Giới quan sát coi đây là cơ hội cho Washington, để thay đổi quan điểm của người dân các nước Ảrập từ lâu coi Mỹ như kẻ thù vì sự ủng hộ đối với trật tự cũ. Chính quyền Obama cũng nắm ngay cơ hội khi chứng tỏ rằng họ đứng về phía những người Ảrập đang muốn thay đổi và kêu gọi các chính phủ trong khu vực phải cải cách thực sự.

Mọi thứ cho thấy Mỹ đang đi đúng hướng cho đến khi tình hình Libya bùng nổ, đẩy Washington vào thế khó. Tổng thống Barack Obama đã tuyên bố rõ ràng rằng ông muốn đại tá Gadhafi phải từ chức. Sau đó nước Mỹ ráo riết tìm cách để nhà lãnh đạo Libya phải ra đi và sẽ là tổn hại lớn tới uy tín của Washington tại khu vực nếu Gadhafi vẫn tại vị.

Trong bối cảnh hiện nay, vì "quân tử nhất ngôn" Mỹ sẽ phải thúc đẩy mọi kênh có thể từ ngoại giao đến việc tìm kiếm sự ủng hộ của quốc tế đối với hành động quân sự để hạ bệ Gadhafi. Kịch bản được giới phân tích tính đến là Washington sẽ yêu cầu phe đối lập Libya công khai kêu gọi giúp đỡ về quân sự, để Mỹ hành động theo hướng đáp ứng lời kêu gọi của người Libya chứ không phải áp đặt.


Tuy nhiên, sự chia rẽ của các đồng minh châu Âu có thể khiến mọi tính toán của Mỹ trong vấn đề Libya lâm vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan.

Châu Âu và NATO chia rẽ

Sau nhiều ngày kể từ khi khủng hoảng Libya nổ ra, châu Âu vẫn đang chia rẽ với một bên là Anh và Pháp đề xuất phải có hành động quân sự và một bên chiếm số đông, gồm Đức và Tây Ban Nha, thận trọng với các hành động quá nhanh. Một nhóm nhỏ hơn gồm những nước có quan hệ mật thiết với Libya do Italy đứng đầu thì chưa ngả hẳn sang phía nào.

Chia rẽ khiến NATO và EU khó đạt được đồng thuận về một hành động quân sự vào Libya, dù họ đã thống nhất ý kiến Gadhafi cần phải ra đi. Sốt ruột với tình hình, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và Thủ tướng Anh David Cameron đã cùng soạn một bức thư gửi các đồng minh châu Âu, trong đó hối thúc cần phải sẵn sàng cho "tất cả tình huống có thể" tại Libya, như áp dụng vùng cấm bay để ngăn đại tá Gadhafi không kích phe nổi dậy.

Tổng thống Sarkozy thậm chí còn đề xuất "không kích có mục tiêu" vào lực lượng Gadhafi, nhưng các lãnh đạo EU khác gồm Thủ tướng Anh David Cameron tỏ ra thận trọng với kế hoạch có phần quá nóng này. Pháp cũng tiến xa hơn khi hôm qua đơn phương công nhận sự hợp pháp của chính quyền lâm thời do phe đối lập Libya lập ra ở miền đông nước này.

Trong khi đó, cựu thủ tướng Anh John Major không úp mở khi bình luận với kênh Sky News rằng uy tín của của NATO và EU sẽ không còn nếu đại tá Gadhafi vẫn được phép bám trụ với quyền lực. Theo ông nếu Gadhafi không bị lật đổ, ông này sẽ "báo thù đẫm máu" những người chống đối ở Libya.

"Tôi tự hỏi là chúng ta sẽ cảm thấy thế nào nếu không làm gì và nhìn thấy các cuộc trả thù quy mô mà gần như chắc chắn người đàn ông thù dai này sẽ thực hiện", ông Major nói thêm. Đồng thời ông cũng cảnh báo việc để cho Gadhafi vẫn ngồi yên sẽ "khuyến khích" các lãnh đạo Trung Đông khác tiếp tục đàn áp người dân.

"Ngư ông đắc lợi" Gadhafi

Việc phương Tây bế tắc trong việc tìm kiếm giải pháp cho vấn đề Libya đã tạo điều kiện để chính quyền Gadhafi giành lại những gì để mất vào tay phe biểu tình. Lực lượng trung thành với ông đang thắng thế và tiến sâu vào khu vực do quân nổi dậy kiểm soát. Con trai đại tá là Saif tuyên bố hàng nghìn người Libya đang tự nguyện chiến đấu để chống lại những người mà ông mô tả là "khủng bố".

"Đã đến lúc giải phóng và hành động. Chúng tôi rất đoàn kết và mạnh mẽ. Giờ đã là quá muộn cho họ và Libya sẽ sớm được tự do và hoà bình", Saif nói trên truyền hình khi đề cập đến lực lượng chống đối. Đây được coi là động thái chuẩn bị cho chiến dịch quân sự quy mô lớn của chính quyền Gadhafi và Ngoại trưởng Anh William Hague cáo buộc Saif đang "tuyên chiến với người dân của mình".

Trước diễn biến mới, Giám đốc tình báo quốc gia Mỹ James Clapper hôm qua đưa ra nhận định trước Thượng viện rằng, đại tá Gadhafi sẽ đánh bại phe nổi dậy và bảo vệ quyền lực. Ông còn cảnh báo quân đội Libya mạnh hơn so với dự đoán, đặc biệt là hệ thống phòng không "khá vững chắc" có thể đe doạ việc lập vùng cấm bay tại quốc gia Bắc Phi.

Tuy nhiên, nếu Gadhafi thắng cũng không có nghĩa chính quyền của ông sẽ giải quyết được mọi vấn đề. Nguyên nhân vì một chiến thắng về mặt quân sự của ông sẽ biến thành thất bại về ngoại giao. Phương Tây sẽ càng lập thành liên minh mạnh hơn chống lại chế độ Gadhafi nếu họ tiếp tục đàn áp mạnh tay và điều này sẽ khiến chính quyền tự xưng của phe nổi dậy được nhiều nước ủng hộ hơn ngoài Pháp.

Một khi chính quyền phe nổi dậy được quốc tế công nhận rộng rãi, họ sẽ có thể yêu cầu trực tiếp thiết lập vùng cấm bay tại Libya và động thái này sẽ giúp NATO và Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc dễ ra quyết định hơn đối với kế hoạch gây nhiều tranh cãi này.
 
 

Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.