feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ

Dortmund hiên ngang vào tứ kếtNăm 2005 Borussia Dortmund còn đứng trên bờ vực phá sản, nhưng họ đã cải tổ mạnh mẽ để giành 2 chức VĐQG và 1 Cúp QG trong vòng 3 năm gần nhất.

Bây giờ, Dortmund là ứng cử viên số 4 cho chức VĐ châu Âu trong mắt các nhà cái sau khi đánh bại Shakhtar đầy thuyết phục để lọt vào tứ kết Champions League. Đó là thành quả xứng đáng cho cách làm bóng đá mẫu mực của CLB vùng Ruhr.

Đá bóng hay, kinh doanh giỏi

Sau màn trình diễn thảm hại của ĐT Đức tại EURO 2004, các nhà quản lý bóng đá Đức quyết định tập trung vào công tác đào tạo tài năng trẻ.

Dortmund là CLB đầu tiên ở Bundesliga thực hiện điều này trên quy mô lớn: năm 2006, dù đội bóng vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn về mặt tài chính sau khi suýt nữa phá sản chỉ một năm trước đó, GĐĐH Hans – Joachim Watzke vẫn quyết định xây dựng một trung tâm tập luyện khổng lồ (diện tích lên đến 180.000 m2) có tên Hohenbuschei gồm 8 sân bóng, trong đó 6 sân có kích cỡ tiêu chuẩn.

Vụ đầu tư này nhanh chóng mang lại thành quả: trong trận đấu trên sân Man City cách đây 5 tháng, đội hình xuất phát của Dortmund có tuổi trung bình là 24, với duy nhất một người trên 27 tuổi (thủ môn Weidenfeller) và chỉ duy nhất một người có giá cao hơn 4 triệu euro (tiền đạo Lewandowski).

Nhờ sở hữu những tài năng xuất sắc trưởng thành từ lò đào tạo trẻ (Mario Gotze) hoặc được mua về với giá rẻ (Mats Hummels, Sven Bender), Dortmund (lãi ròng 34,3 triệu euro) kiếm tiền giỏi không kém gì Arsenal (lãi ròng 38,4 triệu euro) nhưng vẫn có đội hình đủ mạnh để đánh bại Real Madrid.

Thành tích VĐ Bundesliga 2 lần liên tiếp và lọt vào tứ kết Champions League của họ càng đáng ngưỡng mộ nếu biết rằng bảng lương của Dortmund trong mùa giải trước chỉ là 80 triệu euro, chưa bằng 1/2 của Bayern Munich và chỉ bằng 1/3 của những Real Madrid, Barcelona hay Man City – đội bóng thậm chí bị loại ngay từ vòng bảng.

Dortmund hiên ngang vào tứ kết
Dortmund hiên ngang vào tứ kết

Ngay cả những danh hiệu cũng chưa phải là tất cả: ngay từ buổi họp báo đầu tiên trên cương vị HLV, Jurgen Klopp đã hứa “sẽ luôn mang lại lối chơi cống hiến”. Gần 5 năm đã trôi qua kể từ đó, nhưng chưa có một trận nào các CĐV Dortmund cảm thấy đội nhà không thi đấu với 100% sức lực.

Triết lý Gegenpressing

Một đội bóng lớn cần có bản sắc và triết lý bóng đá riêng, thứ mà Chelsea hay PSG vẫn đang vật vã đi tìm. Điều này thì Dortmund lại không thiếu. Tương tự như lò La Masia của Barcelona, tất cả các tuyến trẻ từ U-9 đến U-19 của Dortmund đều tập luyện ở trung tâm Hohenbuschei cùng với đội hình chính, mà như Watzke giải thích thì nhằm 2 mục đích.

Thứ nhất, “chúng tôi muốn các cầu thủ trẻ được tận mắt nhìn thấy thần tượng của chúng”, và quan trọng hơn, “để áp dụng một triết lý bóng đá thống nhất cho toàn đội bóng”. Như Lewandowski thừa nhận, triết lý bóng đá ấy được Dortmund copy từ Barcelona và ĐTQG TBN, nhưng đó là một sự copy có chọn lọc.

“Die Borussen” không cố gắng bắt chước phong cách chuyền bóng qua lại đôi khi lâu đến mức nhàm chán và không thật sự giàu tính sát thương của những người TBN. Thay vào đó, họ học theo phương pháp pressing toàn sân với tốc độ cao mà Barca dưới thời Pep Guardiola từng đưa lên tầm huyền thoại.

“Mỗi khi mất bóng, tất cả các vị trí phải lao vào đoạt lại bóng ngay lập tức, cho dù anh ta là hậu vệ hay tiền đạo. Nhờ thế, nếu chúng tôi giành được bóng thì khoảng cách đến khung thành đối phương chỉ là 30m thay vì 80m như bình thường” – lời Marco Reus.

Không chỉ rút ngắn con đường đến khung thành, phương pháp là người Đức gọi là Gegenpressing (tạm dịch: phản pressing) này còn giúp duy trì sức bền cho các cầu thủ vì, như lời Klopp, :“Đúng là các cầu thủ phải chạy rất nhiều, nhưng thông thường họ chỉ tăng tốc trong một quãng đường ngắn và hiếm khi phải thực hiện một đoạn nước rút dài 60-70m”.

Và cũng giống như Barca, đội Dortmund của Klopp luôn luôn tin tưởng vào triết lý bóng đá của mình. Lượt đi mùa giải 2009/10, họ từng trải qua một giai đoạn 6 trận liền không thắng và đã có những ý kiến cho rằng việc pressing mạnh ngay từ phần sân đối phương có thể khiến hàng phòng ngự trở nên mong mạnh trước các đợt phản công.

Để đáp lại, Klopp thậm chí còn yêu cầu các học trò… chạy nhiều hơn. Ông triệu tập cả đội lại và tuyên bố kỳ nghỉ Đông của họ sẽ được kéo dài thêm 3 ngày nếu như toàn đội có thể chạy nhiều hơn 118km/trận trong 10 trận đấu săp tới. Kết quả,

Dortmund thắng tới 8/10 trận đó và mỗi cầu thủ được nghỉ thêm 3 ngày như đã hứa. Còn nếu tính từ đầu mùa 2011/12 đến nay, tổng quãng đường mà các cầu thủ Dortmund đã chạy trong các trận đấu tương đương với 2 lần khoảng cách từ Dortmund tới tận Moscow. Nên nhớ, không ít đội bóng đã tìm cách học theo Barca, nhưng chỉ có Dortmund (và ở chừng mực nào đó là Bayern) thành công.

Gắn kết với NHM

Dortmund kiếm tiền giỏi, nhưng không phải là bằng mọi giá. Họ từng có kế hoạch xây dựng một khu mua sắm trong trung tâm huấn luyện với lợi nhuận dự kiến 4,5 triệu euro/năm, từng xem xét ý định lắp đặt ghế ngồi cho khu khán đài đứng nổi tiếng Sudtribune để nâng doanh thu bán vé thêm 5 triệu euro/năm, nhưng cuối cùng đã từ bỏ tất cả các ý định này bởi “nó xa lạ với văn hóa bóng đá của chúng tôi”.

Mặc dù đội chủ sân Signal Iduna Park đã phát hành cổ phiếu ra công chúng và niêm yết trên sàn chứng khoán từ năm 2000, họ vẫn hoạt động theo đúng tôn chỉ phục vụ cộng đồng như những CLB thể thao Đức truyền thống.

“Ở Anh, các CĐV về cơ bản chỉ giống như khách hàng của CLB và họ không cảm thấy có vấn đề gì. Nhưng ở Đức, nếu tôi nói điều đó với một CĐV, anh ta sẽ giết tôi. Anh ta muốn nhìn thấy sự kết nối giữa mình và đội bóng” – lời Watzke.

Alexander Marek, một fan hâm mộ 26 tuổi, có thể chứng minh điều này: dù cổ phiếu của Dortmund (mã chứng khoán BVB, sàn giao dịch London) đã tăng giá 40% trong năm nay, Marek vẫn không có ý định bán 100 cổ phiếu mà mình đang nắm giữ.

Giám đốc bóng đá Michael Zorc – người có mặt trong đội hình giành chức VĐ Champions League 1997 - thậm chí còn đi xa hơn khi tuyên bố: “Tôi không muốn phụ thuộc vào túi tiền của một ông chủ nước ngoài.

Hãy nhìn các CLB Premier League, họ có doanh thu lớn hơn chúng tôi không phải nhờ tiền đầu tư từ các ông chủ, mà chỉ vì tiền bản quyền truyền hình ở Anh cao hơn. Cho dù Sheikh Mansour có muốn mua lại Dortmund, tôi cũng sẽ từ chối gặp ông ta”.

  • Quang Hải, Baodatviet


Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.