feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ

Số lượng các vụ tự tử của phụ nữ Đức gốc Thổ Nhĩ Kỳ nhiều gấp 5 lần so với những người phụ nữ gốc Đức. Bởi họ sống trong một đất nước nhưng phải chịu sự giằng xé của cả hai nền văn hóa. Sema là một phụ nữ mới 27 tuổi nhưng cô đã từng tự tử đến 2 lần không thành là một trường hợp điển hình.

Bố của Sema rời Thổ Nhĩ Kỳ đến Đức khi ông 15 tuổi, mẹ của cô cũng là người Thổ Nhĩ Kỳ. Họ đã chuyển từ thành phố Hamburg tới thủ đô Berlin, tại đây Sema lớn lên như những đứa trẻ người Đức trong một gia đình Thổ Nhĩ Kỳ. Khi bố mẹ cô rời đến Berlin, cha cô đã mở 1 quán cà phê và mẹ cô làm công việc giặt là. Họ cố gắng làm việc chăm chỉ để có một tương lai tốt đẹp hơn.

Hồi Sema còn nhỏ, gần nhà cô cũng có những đứa trẻ Thổ Nhĩ Kỳ, và cô được tiếp nhận nền giáo dục Đức như bao đứa trẻ gốc Đức khác. Nhưng khi bố mẹ cô biết trong nhà ăn của nhà trường có món thịt lợn, họ đã bắt cô ở nhà. Cha của Sema đã cấm cô chơi với những đứa trẻ khác trong lớp bởi cô là người Thổ Nhĩ Kỳ chứ không phải là người Đức. Họ xem nước Đức chỉ là nơi để họ làm ăn sinh sống chứ không phải là quê hương tổ quốc của họ. Họ hy vọng nếu làm việc chăm chỉ sẽ có một tương lai tốt đẹp hơn trên vùng đất hứa này.

Số lượng phụ nữ tự tử cao gấp 5 lần

Thủ đô Berlin có khoảng 170.000 người gốc Thổ Nhĩ Kỳ. Vào mùa hè năm ngoái, những tấm áp phích lớn được treo khắp các trạm tàu điện ngầm và cột quảng cáo. Trên các tấm áp phích này ghi số điện thoại, đường dây nóng và một câu được viết bằng cả tiếng Đức và tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: "Hãy chấm dứt sự im lặng chứ đừng chấm dứt cuộc đời mình".

Bác sĩ người Thổ Nhĩ Kỳ Meryam Schouler-Ocak của Bệnh viện Charité tại Berlin là người đã đề xướng chiến dịch dán áp phích này. Bà cho biết, số lượng các vụ tự tử của phụ nữ Đức gốc Thổ tăng lên gấp 5 lần so với những phụ nữ Thổ Nhĩ Kỳ không di dân, và số lượng các vụ tự tử thành công cao hơn 2 lần.

Vậy lý do vì sao họ lại tự tử?

Schouler-Ocak cùng vài đồng nghiệp của bà đã đề xuất dự án dán áp phích. Bà cho thiết kế trên tấm áp phích số điện thoại đường dây nóng và hình của hai người phụ nữ nhập cư. Bà cũng tiến hành phỏng vấn và đã thu thập được thêm một số tài liệu từ phòng cấp cứu của những bệnh viện ở Berlin và Hamburg. Bà dự định cuối năm nay sẽ tiến hành phân tích các dữ liệu đó.


Đường dây tư vấn cho những phụ nữ gặp bế tắc muốn tự tử.

Nguyên nhân khiến phụ nữ trẻ Thổ Nhĩ Kỳ tự tử phần lớn là do họ bị ép kết hôn, bị xúc phạm và bị gây áp lực từ phía gia đình. Những phụ nữ trẻ được sinh ra tại Đức có khả năng hòa nhập với nền văn hóa Đức khá tốt, nhưng họ vẫn phải đối mặt với những vấn đề liên quan đến nguồn gốc.

Khát khao trở thành người Đức

Khi cha của Sema mở quán cà phê, trong thời gian đầu mọi chuyện không được suôn sẻ. Lúc đó cha cô thường về nhà rất muộn, thỉnh thoảng ông uống say và quát tháo. Một thời gian sau cha cô bắt đầu về nhà muộn hơn và đánh mẹ cô. Khi Sema 8 tuổi, cha mẹ cô đã li hôn. Sau đó, ông đã mang Sema trở về một ngôi làng nhỏ của Thổ Nhĩ Kỳ, nơi chôn rau cắt rốn của ông. Sema cho rằng, cô chính là nguyên nhân làm cho mẹ cô không hạnh phúc khi ở Berlin. Cô luôn khát khao trở thành một cô gái Đức bởi họ có thể làm những gì họ thích trong kì nghỉ, ăn mừng lễ phục sinh và đón Noel cùng gia đình

Vào một buổi tối, sau khi chứng kiến cha mẹ cãi nhau, cô đã nuốt toàn bộ số thuốc mà cô tìm thấy. Cô đã được đưa đến bệnh viện để bác sĩ rửa ruột. Lúc đó cô mới 13 tuổi.

Lời cầu xin giúp đỡ trong tuyệt vọng

Theo Giáo sư Oliver Razum của Trường Đại học Bielefeld: "Những phụ nữ này tìm đến con đường tự tử như một lời cầu xin sự giúp đỡ trong tuyệt vọng". Ông dành hầu hết thời gian để viết những phương trình và đề cập đến những vấn đề mà con người phải chịu đựng qua hình thức xác suất thống kê.

Khoảng 20% người Đức là người nhập cư. Trong đó, số người thất nghiệp cao gấp 2 lần so với người gốc Đức. Trong khu phố Sema sinh sống có 60,8% là người nhập cư. Trong số đó, 32% là người Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong thực tế, số lượng các vụ tự tử của người dân nhập cư thấp hơn 3 lần so với những người Đức bản địa. Tuy nhiên, Giáo sư Razum cho biết, đối với phụ nữ thì khác. Những người phụ nữ trẻ gốc Thổ Nhĩ Kỳ trong độ tuổi từ 18 - 35 có nguy cơ tự tử cao.

Giáo sư Razum đã gửi số liệu thống kê của mình cho bác sĩ Schouler-Ocak khi bà tiến hành nghiên cứu về vấn đề này. Trong đó có cả số liệu về những hình thức tự tử: 43,3% treo cổ tự tử, 16,3% nhảy lầu và 13,5% uống thuốc tự vẫn

  • Nguyên Thu (theo Spiegel) – CSTC tuần số 79


Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.