feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ

Theo nguồn tin từ Báo Làn sóng Đức phát hành ngày 12/8 vừa qua. Trong cuộc chiến Mỹ xâm lược Việt Nam, Đức cũng từng tham chiến. Nhưng thay vì quân đội, nước này đã phái đội tàu y tế có tên gọi Helgoland đến Việt Nam để điều trị cho người dân bị thương tích do bom đạn.

Tàu Helgoland được đóng xong và hạ thủy vào năm 1963, từng dùng để vận chuyển khách du lịch hạng sang từ thành phố cảng Cuxhaven, miền Bắc nước Đức đến quần đảo Helgoland. Những người dân đô thị sống trong căng thẳng, mệt mỏi luôn muốn con tàu đưa họ đến những bãi biển xanh ngắt bên rặng đá vôi tuyệt đẹp, nơi họ có thể thư giãn. Nhưng những ngày Helgoland làm vui lòng du khách đã kết thúc. Ngay sau đó, du thuyền này được giao nhiệm vụ quan trọng hơn nhiều: sang Việt Nam giúp đỡ các nạn nhân chiến tranh.

Năm 1966, Helgoland đã thực hiện chuyến hành trình dài chưa từng có của mình dài khoảng 12.000km. Điểm đến là miền Nam Việt Nam. Khi đó, cuộc xâm lăng của Mỹ ở Việt Nam có sự giúp sức của chính quyền bù nhìn Sài Gòn đang trong giai đoạn rất khốc liệt. Do quân và dân ta liên tiếp giành thắng lợi trên chiến trường lẫn mặt trận ngoại giao, nên Mỹ ráo riết thúc giục các đồng minh phương Tây, trong đó có CHLB Đức phải "giúp" Mỹ thực hiện cái gọi là "cuộc chiến chống Cộng vì chủ nghĩa tự do" ở Việt Nam.

CHLB Đức đã ngay lập tức đáp lời Mỹ, nhưng thay vì triển khai quân, Chính phủ CHLB Đức chỉ lệnh cho Hội Chữ thập đỏ chuyển đổi du thuyền Helgoland thành tàu y tế để hỗ trợ nhân đạo, chữa bệnh và điều trị thương tích bom đạn cho người dân Việt Nam ở cả 2 bên chiến tuyến.

Thay vì những vị khách du lịch, trên tàu Helgoland có 10 bác sĩ và 30 y tá công tác ở Hội Chữ thập đỏ CHLB Đức, có khoảng 150 giường điều trị và 3 phòng phẫu thuật được sắp xếp ngăn nắp dọc con tàu dài 92 mét này. Thậm chí còn có cả một phòng xét nghiệm y khoa với các y cụ hiện đại.

Tàu Helgoland cập cảng Sài Gòn vào tháng 9-1966. Nhưng các sĩ và y tá đã không chuẩn bị trước tinh thần để đối mặt với những điều khủng khiếp đang chờ đợi họ trước mắt. Lần đầu tiên điều trị cho những người dân bị thương do bom đạn, các nhân viên y tế CHLB Đức đã sốc. Một y tá kể lại: "Chúng tôi chỉ biết khóc". Khi chiến tranh gần kết thúc, điểm đến cuối cùng của Helgoland là thành phố Đà Nẵng. Con tàu chỉ nhận điều trị cho dân thường, không tiếp nhận binh lính. Kể từ khi Helgoland được Công ước Geneve bảo hộ, nó được coi như "vùng đất phi chiến sự hoặc trung lập nghiêm ngặt".

Bệnh viện lênh đênh trên biển cả này là cơ sở y tế hiện đại nhất ở Việt Nam thời kỳ bấy giờ. Do chiến tranh nên các bác sĩ và y tá  thực hiện sứ mệnh nhân đạo vô cùng vất vả. Biết ơn và yêu mến những y, bác sĩ đến từ CHLB Đức xa xôi, nhiều người dân đã đặt tên cho nó: "Con tàu màu trắng chở đầy hy vọng" - Đức: Helgoland. Các nhân viên y tế giúp đỡ tất cả mọi người dân mà không hề thắc mắc họ đến từ đâu. "Chúng tôi chưa bao giờ hỏi họ đến từ miền Bắc hay miền Nam Việt Nam", vị bác sĩ trưởng xúc động, bồi hồi nhớ lại những kỷ niệm khó quên trong những ngày tháng làm việc nhân đạo cứu giúp người dân Việt Nam trong chiến tranh. Trên hết, việc điều trị cho người dân trên thuyền hoàn toàn miễn phí.

Đối với các bác sĩ và y tá, được tiếp xúc với nhiều bệnh nhân Việt Nam là thách thức vô cùng căng thẳng về mặt thể xác lẫn tinh thần. Hết ngày lại đêm, hết đêm rồi ngày, họ phải tiến hành giải phẫu, cắt chân, tay của bệnh nhân từ trẻ em đến phụ nữ và nam giới, có nhiều nạn nhân bị bom xé nát chân thành từng mảnh, và cũng không ít nạn nhân bị bom napan của Mỹ làm bỏng khắp cơ thể, tình cảnh thật thương tâm. Khi màn đêm buông xuống, con tàu trở về cảng Đà Nẵng, nhưng nó vẫn "thức" để đón bệnh nhân, do đó những ca phẫu thuật vẫn tiếp tục.

Năm 1970, Đài Truyền hình CHLB Đức phát sóng một bộ phim tư liệu lịch sử nói về công việc nhân đạo của nhân viên y tế nước này trên chiến trường miền Nam Việt Nam. Bộ phim cho thấy sự thật không thể chối cãi và tính chất tàn bạo của cuộc chiến xâm lược mà Mỹ đang tiến hành ở Việt Nam. Một bác sĩ ngậm ngùi, nhớ lại: "Những gì tôi chứng kiến ở đó là nhiều người dân bị bắn, người già, phụ nữ và trẻ em cũng bị sát hại dã man". Vị bác sĩ này rất tuyệt vọng đối với câu hỏi làm thế nào Mỹ có thể biện minh cho một cuộc chiến tàn ác đến như vậy.

Sứ mệnh của Helgoland kết thúc năm 1971, bởi vì khi đó đã có một bệnh viện phục vụ các nhiệm vụ tương tự trên đất liền. Tính đến thời điểm đó, đội tàu y tế này đã điều trị cho hơn 11.000 người dân Việt Nam. Cho đến ngày nay, các thành viên cũ của đội tàu Helgoland vẫn tiếp tục điều hành một tổ chức nhân đạo giúp đỡ trẻ em Việt Nam

  • Phạm Anh (CAND tổng hợp)


Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.