feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ

“Tôi là người thử thức ăn cho Hitler” – đó là lời chia sẻ đầu tiên của bà Margo Wölk, người từng phục vụ cho trùm phát xít Adolf Hitler thời Đức Quốc xã đang thống trị châu Âu.

 

Năm đó bà Wölk 25 tuổi. Cùng với 15 đồng nghiệp khác, bà có nhiệm vụ hàng ngày là thử đồ ăn của Hitler để đảm bảo nó không có độc, chủ yếu là rau củ quả vì Quốc trưởng Đức ăn chay trong thời Chiến tranh thế giới thứ 2.

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn kênh truyền hình RBB của Berlin, người đàn bà thử đồ ăn duy nhất còn sống, nay đã là một góa phụ 96 tuổi đã chia sẻ những thời khắc đau khổ nhất cuộc đời. Bà Wölk kể rằng tất cả 15 cô gái đều khóc sau mỗi bữa ăn vì họ biết rằng mình vẫn còn sống, bởi lúc bấy giờ đang rộ lên tin đồn người Anh luôn tìm mọi cách để đầu độc Hitler.

Bà Wölk cũng cho biết về chế độ ăn của Hitler. Trùm phát xít chủ yếu ăn ớt, mì, cơm, đậu và súp lơ, tuyệt đối không bao giờ ăn thịt.

“Một vài cô gái khi bắt đầu nếm đồ ăn là đã nước mắt lưng tròng. Họ thực sự sợ hãi. Chúng tôi phải thử tất cả các món để đảm bảo rằng chúng an toàn. Sau đó chúng tôi sẽ chờ khoảng 1 giờ sau để biết chắc rằng mình sẽ không chết vì trúng độc hoặc lâm bệnh nặng. Chúng tôi luôn khóc rất nhiều mỗi ngày”.

Bà Wölk nhận công việc nguy hiểm ấy một cách miễn cưỡng sau khi chạy tị nạn ở một nơi gần với nơi ở Wolfsschanze (Wolf’s Lair/Hang Sói) của Hitler. Năm 1941, bà bị đuổi ra khỏi căn hộ ở Berlin sau khi chồng bà, ông Karl bị bắt phải nhập ngũ. Thị trưởng của thị trấn nơi bà ở đã buộc bà phải nhận công việc nói trên.

Mỗi ngày, bà được một người cận vệ của Hitler đưa đến một tòa nhà giống trường học để thử đồ ăn của trùm phát xít. Dù nhận công việc đó nhưng bà Wölk cho biết mình chưa bao giờ nhìn thấy Hitler. Nhưng tất nhiên, bà từng bị một cảnh vệ của Hitler hãm hiếp.

Bà cũng kể lại những giờ phút sống còn xảy ra vào ngày 20 tháng 7 năm 1944 khi một nhóm sĩ quan quân đội Đức tìm cách ném bom vào nơi trú ẩn của Hitler. “Chúng tôi đang ngồi trên một cái ghế gỗ. Và bỗng nhiên chúng tôi nghe thấy một tiếng nổ kinh dị. Chúng tôi ngay lập tức ngã lăn và nghe tiếng kêu thất thanh ‘Hitler chết rồi’. Nhưng tất nhiên là không phải vậy”, bà Wölk nhớ lại.

Đó là một nỗ lực ám sát của nhóm thế lực đối lập. Sau sự kiện đó, toàn bộ những người làm ở Wolfsschanze phải rời đi nơi khác. Sau khi nhận được sự trợ giúp của một sĩ quan SS, bà Wölk đã bay về Berlin năm 1944.

Nhưng chiến tranh, tất nhiên chưa kết thúc và mọi chuyện kinh khủng khác tiếp tục ập đến, bà mất thiên chức làm mẹ.

Sau đó, một sĩ quan người Anh đã giúp bà Wölk hồi phục sức khỏe và chờ đợi tin tức từ người chồng của mình. Năm 1946, ông ấy đã trở về nhà nhưng cuộc sống của họ đã không bao giờ có thể giống như trước kia nữa. Phải đi tù trong khoảng thời gian chiến tranh nổ ra, ông chỉ còn nặng 45 kilogam và hoàn toàn biến dạng. Sau đó thì họ ly dị và bà Wölk ở vậy cho đến bây giờ./.

TTXVN


Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.