feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ

Tuyên bố của lãnh đạo Liên minh cánh tả cấp tiến Alexis Tsipras sau cuộc gặp lãnh đạo đảng Xã hội PASOK Evangelos Venizelos tối 11/5 (theo giờ địa phương) khiến dư luận cho rằng, Hy Lạp đang ngày càng lún sâu vào khủng hoảng bởi các cuộc đàm phán thành lập chính phủ liên minh ở nước này đã thất bại.

Ông Alexis Tsipras cho biết, Liên minh cánh tả cấp tiến không tham gia chính phủ liên minh với các đảng muốn tiếp tục những biện pháp thắt lưng buộc bụng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc Hy Lạp có thể phải tổ chức bầu cử lại trong tháng tới theo quy định của hiến pháp nếu không có giải pháp kịp thời.

Ông Evangelos Venizelos được Tổng thống Karolos Papoulias chỉ định đứng ra thành lập chính phủ liên minh từ ngày 10/5 sau khi hai đảng về nhất và nhì trong cuộc bầu cử vừa qua thất bại trong các cuộc đàm phán để thành lập nội các cho dù đảng Xã hội PASOK chỉ về thứ ba trong cuộc bầu cử hôm 6/5/2012.

Ông Evangelos Venizelos cũng đã thương đàm với ông Antonis Samaras, lãnh đạo đảng Dân chủ mới trung hữu, nhưng không tìm được đối tác thứ ba để thành lập nội các. Được biết, khi ông Evangelos Venizelos quyết định từ chức Bộ trưởng Tài chính để trở thành lãnh đạo đảng Xã hội PASOK (đảng lớn nhất ở Hy Lạp) thì Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng đưa ra cảnh báo: Hy Lạp vẫn có khả năng phải rời khỏi khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và dự báo kinh tế nước này sẽ tăng trưởng âm 4,8% trong năm 2012, 0% trong năm 2013 và tái tăng trưởng vào năm 2014 với tỷ lệ 2,4%. Dự kiến, Tổng thống Karolos Papoulias sẽ triệu tập lãnh đạo của tất cả các đảng phái trong đầu tuần tới để thương đàm việc thành lập chính phủ liên minh.

Giới truyền thông đưa tin, cử tri Hy Lạp sẽ thất vọng nếu phải bầu cử lại và mặc dù phản đối chương trình chi tiêu khắc khổ song phần lớn người dân muốn ở lại khu vực Eurozone. Các nhà lãnh đạo châu Âu đang quan ngại về bất ổn chính trị kéo dài tại Hy Lạp sẽ làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng nợ khu vực Eurozone. Các chủ nợ quốc tế cảnh báo Hy Lạp phải thực hiện các cam kết về cắt giảm chi tiêu, nếu không sẽ phải đối mặt với nguy cơ rời khỏi khu vực Eurozone.

Phát biểu với báo giới, Cao ủy phụ trách các vấn đề kinh tế và tiền tệ của Liên minh châu Âu (EU), ông Ollie Rehn nhấn mạnh, không muốn suy xét về khả năng Hy Lạp rút khỏi khu vực Eurozone, cũng không muốn vẽ ma quỷ lên bức tường nếu không cần thiết. Với tư cách đầu tàu trong khu vực Eurozone, Đức cũng khẳng định (Ngoại trưởng Đức Westerwelle), nếu Hy Lạp rời con đường cải cách đã nhất trí, việc giải ngân các khoản cứu trợ tiếp theo sẽ không thể thực hiện.

Ngày 11/5, Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble tuyên bố, nếu Hy Lạp có kế hoạch thúc đẩy tăng trưởng, Đức sẽ đàm phán và cân nhắc việc giúp nước này lấy lại sức cạnh tranh, kinh tế tăng trưởng trở lại và mở đường vào các thị trường tài chính.

Nhưng Bộ trưởng Wolfgang Schauble cũng nhấn mạnh, việc ra đi của Hy Lạp không làm ảnh hưởng mạnh đến khu vực Eurozone. Bộ trưởng Tài chính Luxembourg Jean Asselborn cảnh báo, các khoản vay cho Hy Lạp trong tương lai sẽ không được giải ngân cho đến khi nước này có chính phủ mới.

Theo nhà tư vấn kinh tế Gikas Hardouvelis của cựu Thủ tướng Hy Lạp Lucas Papademos, nước này sẽ buộc phải ra khỏi liên minh tiền tệ nếu không tuân thủ những gì đã cam kết trong thỏa thuận cứu trợ của EU và IMF. Các nhà kinh tế cảnh báo, nếu rút khỏi khu vực Eurozone, Hy Lạp sẽ phải chấp nhận việc đồng nội tệ bị mất giá mạnh, lạm phát tăng và GDP sụt giảm ở mức hai con số.

Theo kết quả thăm dò ý kiến toàn cầu mới đây của hãng Bloomberg, 57% trong tổng số 1.253 nhà đầu tư, nhà phân tích và thương nhân tin rằng, ít nhất một trong các thành viên khu vực Eurozone sẽ ra đi thời gian tới.

Theo dự báo của Ủy ban Châu Âu về triển vọng kinh tế khu vực, trong năm 2012, tăng trưởng GDP của 17 nước khu vực Eurozone là âm 0,3%, trong đó GDP của Hy Lạp giảm 4,7% và Tây Ban Nha giảm 1,8%.

Về phần mình, ngày 10/5, Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố, châu Âu vẫn phải gánh hậu quả khủng hoảng tài chính vì các nhà lãnh đạo châu lục này không có những biện pháp quyết đoán như Mỹ đã đưa ra ngay từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng kinh tế.

Khu vực Eurozone đã tạm ngừng khoản vay 1 tỷ Euro trong số 5,2 tỷ Euro của gói giải cứu cho Hy Lạp. Quỹ cứu trợ tài chính và Quỹ ổn định tài chính châu Âu cho biết, số tiền 4,2 tỷ Euro được giải ngân cho Hy Lạp hôm 10/5.

Việc này diễn ra khi Ngoại trưởng Luxembourg Jean Asselborn cảnh báo, các khoản vay trong tương lai sẽ không dễ dàng được đáp ứng, trừ khi Hy Lạp thành lập được một chính phủ ổn định.

Hy Lạp sẽ phải trả khoản nợ 450 triệu Euro trái phiếu chính phủ vào ngày 15/5 và khoảng 3,3 tỷ Euro cho Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) hôm 18/5.

  • Trọng Hậu, CAND


Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.