feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ

Các cuộc biểu tình gần đây tại nhiều nước châu Âu lên án chính sách của chủ nghĩa tư bản đã làm cho đời sống của người dân ngày càng khó khăn.

Trong thời gian vừa qua, hàng chục nghìn người châu Âu đã tuần hành phản đối chủ nghĩa tư bản tại các trung tâm tài chính ở Italy, Đức, Bồ Đào Nha… Các cuộc tuần hành này diễn ra chỉ 2 ngày sau khi cuộc tổng đình công làm rung chuyển Tây Ban Nha ngày 30/3/2012.

Trách nhiệm của tư bản tài chính

Tại Italy, khoảng 15.000 người biểu tình đã tập trung tại trung tâm tài chính của Milan tham gia vào ngày hành động chống chủ nghĩa tư bản ở châu Âu. Cuộc tuần hành “Chiếm Sở giao dịch chứng khoán Italy” được các nghiệp đoàn và các đảng cánh tả nước này tổ chức. Những người biểu tình đã đập vỡ hoặc phun đầy sơn vào cửa sổ của 2 ngân hàng và các tòa nhà khác tại khu vực Piazza Afari.

Tại Đức, một cuộc biểu tình tương tự, khoảng 6.000 người cũng diễn ra ở thành phố Frankfurt - thủ đô tài chính của nước Đức. Đám đông người biểu tình đã bày tỏ sự tức giận về cuộc khủng hoảng tài chính đang diễn ra. Sự giận dữ của người biểu tình chủ yếu hướng trực tiếp đến Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).

Người dân Hy Lạp biểu tình trên đường phố (Ảnh: Internet)

Những người biểu tình ở Đức đã lên án chính phủ Đức giải quyết cuộc khủng hoảng theo kiểu “chủ nghĩa tự do mới” và việc mở rộng Liên minh châu Âu (EU). Họ đổ lỗi cho hệ thống tư bản đã gây ra cuộc khủng hoảng nợ của châu Âu tồi tệ như hiện nay.

Những người biểu tình ở Đức cũng lo ngại rằng cuộc khủng hoảng kinh tế sẽ dẫn đến nợ công cao hơn tại nước họ và những người nghèo chính là nạn nhân của cuộc khủng hoảng này.

Trước đó, ngày 17/11/2011, tại thủ đô London, những người Anh cũng đã biểu tình phản đối chủ nghĩa tư bản. Họ đã từ chối rời khỏi quảng trường trước nhà thờ Thánh Paul vào thời hạn do chính quyền khu trung tâm tài chính London đặt ra là 18 giờ ngày hôm đó.

Những người biểu tình đã dựng trại từ một tháng trước để phản đối hành động của các chủ ngân hàng mà họ cho là phải chịu trách nhiệm về cuộc khủng hoảng tài chính thế giới hiện nay.

Bất bình với sự điều hành của chính phủ

Tại Bồ Đào Nha, khoảng 200.000 người đã đổ xuống các đường phố ở thủ đô Lisbon để phản đối kế hoạch cắt giảm công ăn việc làm của 1,5 triệu giáo dân ở các địa phương. Họ lo ngại rằng những cải cách mà Bồ Đào Nha phải thực hiện theo yêu cầu của EU, IMF, ECB nhằm đổi lấy gói cứu trợ sẽ gây tổn hại đến địa phương họ.

Francisco Louca, thành viên đảng cánh tả nói: “Đây là sự thất bại của chính phủ vì người biểu tình không chỉ đấu tranh ủng hộ địa phương họ mà còn vì dân chủ và trách nhiệm. Họ muốn những người được họ bầu ra phải quan tâm đến các vấn đề của đất nước và làm tròn trách nhiệm của mình. Những người đó đã được bầu nên phải có trách nhiệm trả lời nhân dân”.

Trước đó, nhiều cuộc biểu tình đã diễn ra tại một số nước châu Âu trong bối cảnh chính phủ các nước khu vực Eurozone vẫn đang tìm mọi cách đối phó với cuộc khủng hoảng nợ công đang diễn biến ngày càng phức tạp.

Tại trung tâm thủ đô Prague của Cộng hoà Czech cũng đã diễn ra cuộc biểu tình của hơn 2.000 người, gồm giáo viên và sinh viên các trường đại học cùng các nhà hoạt động công đoàn nhằm phản đối chính sách kinh tế của chính phủ.

Những người biểu tình giương cao khẩu hiệu yêu cầu chính phủ từ chức. Họ cho rằng hiện nay ở Czech, thay vì tự do và đoàn kết là chủ nghĩa tư bản tham nhũng hoành hành.

Tại thủ đô Madrid (Tây Ban Nha), hàng nghìn người, chủ yếu là giáo viên và sinh viên các trường đại học, cũng tham gia biểu tình, nhằm phản đối kế hoạch cắt giảm kinh phí giáo dục. Những người biểu tình đã chặn cổng vào toà nhà Quốc hội.

Một cuộc biểu tình tương tự cũng diễn ra tại thành phố Barcelona, Đông Bắc Tây Ban Nha, với sự tham gia của hàng nghìn người. Đoàn biểu tình giương cao các khẩu hiệu mang dòng chữ “Giáo dục không phải là thứ để bán”, yêu cầu duy trì nền giáo dục công.

Còn chính quyền các địa phương ở Tây Ban Nha cũng đang chịu sức ép từ chính phủ trung ương phải cắt giảm ngân sách giáo dục nhằm giảm thâm hụt ngân sách đất nước. Hàng trăm sinh viên cũng đã tham gia một cuộc tuần hành phản đối tình trạng thất nghiệp.

Đâu là giải pháp?

Các nhà tổ chức cho hay các cuộc biểu tình đã đụng độ với cảnh sát khi họ tuần hành đến trụ sở của Ngân hàng trung ương châu Âu, đòi chấm dứt chủ nghĩa tư bản và sự thống trị của các ngân hàng. Những người biểu tình giận dữ đã xô xát với cảnh sát chống bạo động và ít nhất 200 người đã bị bắt giữ.

Trước đó, ở Hy Lạp, cảnh sát đã phải sử dụng hơi cay để giái tán các sinh viên biểu tình ở thủ đô Athens, phản đối chính sách kinh tế “thắt lưng buộc bụng” mà chính phủ mới đưa ra.

Theo cảnh sát, có khoảng 27.000 người tham gia tuần hành phản đối ở Athens, trong khi ở thành phố lớn thứ hai Hy Lạp Thessalonika cũng có 15.000 người xuống đường. Cảnh sát cho hay bốn cảnh sát đã bị thương trong cuộc đụng độ với người biểu tình ở Athens và 11 người biểu tình đã bị bắt.

Người ta còn nhớ, tại khoá họp thường niên lần thứ 63 của Đại hội đồng LHQ ngày 23/09/2008 (khi đó khủng hoảng tài chính – kinh tế toàn cầu mới nổ ra). Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, Chủ tịch luân phiên của EU đã kêu gọi “tái xây dựng một chủ nghĩa tư bản điều chỉnh”. Và cũng tại Hội nghị G-20 diễn ra ở Pittsburgh (Mỹ) ngày 24/9/2009, Thủ tướng Anh ông Gordon Brown cũng kêu gọi hình thành một “cơ chế quản lý kinh tế toàn cầu mới”.

Tuy nhiên, đến nay bắt giữ và giải tán các cuộc biểu tình vẫn là giải pháp duy nhất mà chính phủ của các nước châu Âu tiến hành, còn hậu quả của sự tàn phá của khủng hoảng kinh tế, nợ công và chính sách “thắt lưng buộc bụng” thì người dân  vẫn phải gánh chịu. Bản chất và cơ chế của chủ nghĩa tư bản vẫn không hề thay đổi.

Vì thế, cũng như phong trào “Chiếm lấy phố Wall” ở Mỹ hơn một năm trước đây, các cuộc biểu tình diễn ra gần đây tại nhiều nước châu Âu cũng đồng nhất lên án chính sách của chủ nghĩa tư bản đã gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và nợ công tồi tệ làm cho đời sống của người dân ngày càng khó khăn như hiện nay.

Nhiều nhà nghiên cứu và dư luân quốc tế đã cho rằng chủ nghĩa tư bản hiện đại tuy có sự thành công nhất định trong thế kỷ XX, nhưng nó đã không còn khả năng gánh vác sứ mệnh lịch sử của nhân loại trong thế kỷ XXI. Vì thế, những phát hiện của hai ông Nicolas Sarkozy và Gordon Brown là tư duy chính trị nhạy bén và có cơ sở./.

  • CTV Nguyễn Nhâm/VOV online


Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.