feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ

Kể từ đầu tháng 5, Áo và Đức sẽ bắt buộc phải mở cửa thị trường lao động của mình. Cả hai quốc gia này đang khẩn trương tìm kiếm các biện pháp để có thể ngăn chặn làn sóng lao công rẻ tiền tràn ngập vào.

Theo báo điện tử iHNes.cz, thì sắp ra đời luật, qua đó có thể trừng phạt các công ty trả lời quá thấp. Mục đích rất dễ hiểu- bảo đảm để cho các công ty địa phương khi sử dụng lao động nước ngoài không thể tiết kiệm được mà phải ưu tiên cho người bản xứ. Nhưng đồng thời vẫn có thể thu hút được chuyên viên từ các nước thành viên EU mới, thành phần mà hiện nay tại Áo và Đức đang rất thiếu.

 Trong khi các chính khách vẫn khẳng định chắc nịch, rằng không có gì đe doạ và sau ngày 01/05/2011 sẽ không có gì xảy ra, nhưng trên thực tế, thì các phương án đề phòng đã chạy hết công suất. Không như nhiều quốc gia “cựu“ EU khác, Đức và Áo đã đàm phán khoảng giao thời ở mức độ tối đa có thể, và nó sẽ phải chấm dứt từ cuối tháng tư này. “Chúng ta không nên đặt câu hỏi, là làm cách nào để ngăn chặn lưu chuyển nhân lực, mà là làm sao để chúng ta trở nên cuốn hút hơn với nguồn nhân lực ưu tú nhất từ Đông Âu,“ bộ trưởng Kinh tế tiểu bang Saschen Sven Morlok từng nhận xét. Thế nhưng, trên thực tế thì chính khách Áo và Đức đang làm tất cả, để sao cho các công ty địa phương càng trở nên không có gì đáng quan tâm đối với người lao động nước ngoài.

 Đi xa nhất là CH Áo. Đã chuẩn bị song luật và cho đến tháng 5 chắc sẽ được phê chuẩn, mà theo đó, thì công ty nào chào mời mức lương dưới “tiêu chuẩn Áo“ sẽ bị trừng phạt. Cả người Đức cũng đang muốn theo gương, và đã chuẩn bị phương án áp dụng mức lương giờ tối thiểu là 7,5 euro. Trong khi đó, cho tới nay tại cả Đức và Áo đều không biết đến khái niệm lương tối thiểu. Và các dự thảo này đều muốn đưa vào áp dụng kịp trên thực tế trước ngày 01/05/2011. Nếu không sẽ có thể xảy ra khả năng, là sức lao động rẻ tiền đe doạ nền kinh tế Đức và tình trạng thất nghiệp, sẽ tăng thêm các khu vực có mức lương thấp kém. “Alternativen: keine,“- nghĩa là không tồn tại phương án nào khác- bản dự thảo luật viết. Nhưng cũng theo luật, thì biện pháp “lương tối thiểu“ chỉ áp dụng thử trong thời gian từ một đến ba năm, để trong thời gian đó “làm giảm lo ngại và xây dựng sự tin cậy“.


 Các phán đoán tình hình về những khả năng có thể xảy ra sau ngày 01/05 là hết sức khác nhau. Chính phủ Đức thì ước tính sẽ có khoảng 100 nghìn nhân công ngoại quốc sẽ đến Đức trong năm nay, nhưng theo một số phán đoán khác thì lại đưa ra con số có thể tới một triệu nhân lực chỉ từ Ba Lan sẽ tràn vào thị trường lao động Đức.

 Sửa đổi bổ xung luật nhận được sự ủng hộ rầm rộ của giới công đoàn và thậm chí cả từ các đồng nghiệp Séc. “Dự luật của Áo có thể là tấm gương cho cả Séc, bởi vì hậu quả của các mánh lới thoả thuận tiền lương làm nhà nước hàng năm mất tới hàng tỉ korun,“ chủ tịch hiệp hội công đoàn ngành công nghiệp kim loại Josef Středula nhận xét và nêu thêm, rằng “sai phạm không phải là lỗi của những người đến từ Ukraina, Việt Nam hay Mông Cổ. Các chủ thuê thường đưa ra các điều kiện lương bổng, mà với người Séc là không thể chấp nhận được.“


Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.