feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

TIN ĐỨC

Grid List

Hội Đức-Việt và trường Đại học Kinh tế và Quản trị của Đức đã phối hợp tổ chức hội thảo “Đổi mới và hợp tác: Tương lai của quan hệ Đức-Việt” trong bối cảnh kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.


Sau cuộc họp kéo dài hơn 5 giờ, các đảng thành viên trong chính phủ liên minh mới của Đức không đạt được đồng thuận về việc liệu có nên giảm thuế điện cho người tiêu dùng cá nhân hay không.


Với hơn 58.000 VĐV từ khắp nơi trên thế giới tham gia cuộc hành trình dài hơn 42km dọc các tuyến phố Berlin, đây được coi là sự kiện marathon có nhiều người tham gia nhất ở Đức từ trước tới nay.


Ma túy đang tràn về các khu dân cư của Đức, đe dọa hệ thống y tế, an ninh và cả thế hệ trẻ. Vì sao cocaine trở nên phổ biến đến vậy?


Mai Thi Nguyen-Kim là tiến sĩ hóa học và gương mặt nổi bật trong truyền thông khoa học tại Đức. Bà được Tổng thống Đức trao huân chương nhờ khả năng truyền tải kiến thức khoa học một cách hấp dẫn qua YouTube và truyền hình.


Giữa nhịp sống hiện đại đang chuyển mình bước vào một “Kỷ nguyên mới”, khi đất nước đổi thay từng ngày, hệ thống hành chính được sắp xếp lại, tên gọi những vùng quê cũng có thể khác đi – thì đâu đó trong lòng mỗi người Việt xa quê vẫn vẹn nguyên một chốn để trở về: Quê hương.


QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.

Trên cơ sở Luật Nhập cư nhân lực có tay nghề có hiệu lực từ ngày 1 tháng 3 năm 2020, Luật thúc đẩy nhập cư nhân lực có tay nghề giờ đây sẽ mở rộng cơ hội sang Đức làm việc cho người lao động có trình độ đến từ các quốc gia không thuộc EU và đơn giản hóa thủ tục cấp thị thực trong nhiều trường hợp.

Đọc tiếp...

Một người có thể có mấy hộ chiếu, những ai được cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ hay hộ chiếu thuyền viên?

Đọc tiếp...

Đức, Anh, Pháp, Tây Ban Nha và Italy là 5 quốc gia nằm trong danh sách được miễn thị thực vào Việt Nam với thời hạn tạm trú không quá 15 ngày kể từ ngày nhập cảnh.

Đọc tiếp...

Hơn 30 tri thức học tập, nghiên cứu và làm việc trong lĩnh vực khoa học-công nghệ, đã tham gia buổi gặp mặt do Cơ quan đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ tại Berlin chủ trì.

Đọc tiếp...

Số lượng người nhận bằng lái xe ở độ tuổi 24 giảm 14% trong 10 năm qua, theo báo cáo mới nhất. Tại Đức hiện nay, bất kỳ ai muốn lấy bằng lái xe sẽ phải tốn một khoản đáng kể: 4.000 euro (4.400 USD). Do đó, người đứng đầu sở giao thông các bang đang vận động chính phủ để bài kiểm tra lái xe trở nên dễ tiếp cận hơn.

Đọc tiếp...

Hiệp hội Doanh nghiệp trẻ Việt Nam tại châu Âu đã được thành lập với mục tiêu kết nối các doanh nghiệp trẻ của người Việt tại châu Âu và đóng góp cho sự phát triển của cả châu Âu và Việt Nam.

Đọc tiếp...

Mưa lớn đã gây ra lũ lụt nghiêm trọng ở miền Nam nước Đức, khiến hơn 600 người phải sơ tán. Truyền thông Đức ngày 2/6 đưa tin mưa xối xả trút xuống trong nhiều ngày đã khiến mực nước ở một số con sông, trong đó có sông Donau, Neckar và vùng Schwaben dâng cao, gây ngập lụt trên diện rộng ở các thành phố và thị trấn ven sông. Ở nhiều khu vực, mực nước sông đã dâng lên mức cao nhất trong một thế kỷ.

Đọc tiếp...

Trong bối cảnh cuộc xung đột Nga - Ukraine, quân đội Đức hướng tới việc tái tập trung vào bảo vệ lãnh thổ và an ninh tập thể, vốn được coi cốt lõi hoạt động trong nhiều thập kỷ.

Đọc tiếp...

Sáng 1/2/2021, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội), Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII Đảng Cộng sản Việt Nam họp phiên bế mạc.

Đọc tiếp...

Ban quản lý nghĩa trang tại München, Đức không thể tìm ra nguyên nhân khoảng 1.000 ngôi mộ trong thành phố này liên tục bị dán mã QR lên bia, cho tới khi cảnh sát vào cuộc.

Đọc tiếp...

Để người chờ đèn bớt cảm giác chán nản, quốc gia Tây Âu thiết kế những "người đèn" như hình Beethoven hay Elvis Presley.

Đọc tiếp...

Người Đức không chỉ nổi tiếng tinh thần thép và nghiêm túc như những cỗ xe tăng mà còn là một trong những dân tộc có tuổi thọ cao nhất trên thế giới, cao hơn 10 tuổi so với mức trung bình của toàn thế giới.

Đọc tiếp...

Phiên tòa xét xử NHL một người Việt Nam ở Séc tại Tòa án ở Berlin đã kết thúc ngày 25/7. Có lẽ cũng như nhiều người Việt Nam khác đang sinh sống ở Đức tôi không muốn bàn nhiều về những vấn đề pháp luật, những thuật ngữ phức tạp mà tôi tin là nhiều người cũng không hiểu hết. Cũng phần nữa là do tôn trọng hệ thống pháp luật của Đức mà tôi tin chắc họ đã làm một cách công tâm nhất.

Đọc tiếp...

Lễ Noel (Weihnacht) hằng năm tại CHLB Đức là lễ hội gia đình, tương tự như Tết Nguyên đán ở Việt Nam. Vào ngày lễ ý nghĩa đó, đâu đâu cũng ngập tràn tình thương, sự động viên khích lệ và thấu hiểu...

Đọc tiếp...

"Lần đầu gặp, tôi chưa kịp nhìn xem mẹ chồng già hay trẻ, gầy hay béo thì đã bị bà ôm gọn trong vòng tay", chị Hà Anh kể.

Đọc tiếp...

Mùa thu đồng nghĩa với ít khách du lịch hơn và giá rẻ hơn. Tuy nhiên, không có nghĩa rằng châu Âu không còn đẹp nữa mà trái lại, nó thậm chí còn lộng lẫy sắc màu.

Đọc tiếp...

München là thủ phủ bang Bayern, cũng là thành phố lớn thứ 3 ở Đức sau Berlin và Hamburg. Những câu chuyện cổ về xứ Bayern trù phú từ lâu đã thôi thúc tôi đến thăm tận mắt thành phố.

Đọc tiếp...

Paris có nhiều phiên chợ trang trí nhiều sắc màu hay Venice với hình ảnh ông già Noel trên những con thuyền là điểm nhấn ấn tượng của châu Âu dịp Giáng sinh.

Đọc tiếp...

thitho

Ý kiến bạn đọc

Phông chữ

Con gái nhạc sĩ Anh Quân chia sẻ, mỗi năm cô vẫn bay sang Đức thăm mẹ đẻ trong thời gian nghỉ hè và nghỉ đông.

- Giấc mơ của Anna, một cô gái đang chuẩn bị cho kỳ thi cuối cùng của đời học sinh để bước vào cuộc sống với tư cách một người trưởng thành là gì?

- Em định sau lớp 12 sẽ nghỉ một năm để tập trung đi hát. Em muốn có kinh nghiệm trong nghề showbiz và làm đến nơi đến chốn việc mà em đã bắt đầu. Em muốn hoàn thành một album. Album đó bây giờ em đang thu, em tranh thủ thời gian không học bài để thu và tập hát.

Một năm sau đó em sẽ đi du học, sang Đức hoặc Anh, nếu có thể. Em muốn học làm phim vì từ bé rất thích phim và đến giờ cũng vậy. Em thích được quay, thích xem phim, thích ánh sáng, thích những thứ sinh động trên phim. Phim có lẽ là thứ em thích lâu dài, còn ca hát, đứng trên sân khấu chuyên nghiệp, em nghĩ là không.

- Có bao giờ Anna nghĩ, biết đâu sau một năm đi hát lại thấy thích hào quang của đèn màu sân khấu?

- Cũng có thể và đó là điều chưa biết nên em mới muốn dành một năm để thử. Em còn trẻ và luôn nghĩ nếu đã bắt đầu thì nên làm hết sức để xem mình có muốn tiếp tục công việc đó hay không. Bởi em tin rằng muốn làm công việc nào lâu dài, mình phải đam mê và yêu nó thực sự.

Sau khi tốt nghiệp cấp 3, Anna muốn đi hát để có kinh nghiệm trong nghề showbiz trước khi lên đường đi du học học về phim ảnh.

- Liệu giấc mơ học điện ảnh ở Đức có liên quan đến việc Anna muốn được sống bên mẹ ruột của mình?

- Có ạ, đó chính là một trong những lý do em muốn đến Đức, cho dù nếu học về phim em muốn đến Anh hơn. Công nghệ sản xuất phim ở Đức tốt hơn nhưng Anh lại là cái nôi của kịch nghệ và phim ảnh thế giới. Nếu bắt đầu ở Anh, chắc có nhiều điều kiện cọ xát thực tế hơn.

Nhưng em muốn sang Đức để có thể tìm hiểu về "một nửa" của mình. Hàng năm đều sang đó thăm mẹ nhưng em chưa từng ở Đức một quãng thời gian dài (cỡ 1-2 năm) bao giờ. Lúc mới sinh ra em ở đó mấy năm nhưng khi ấy còn nhỏ quá, đâu nhớ được gì. Vì vậy em muốn biết thêm về nước Đức của mình, muốn có nhiều thời gian hơn cho mẹ em và gia đình bên ấy.

Nếu sang đó sống, em cũng muốn học thêm về tiếng Đức nữa. Tiếng Đức của em bây giờ đủ để trò chuyện với mẹ và các anh chị nhưng muốn hiểu nó như tiếng Anh hay tiếng Việt, em nghĩ mình cần phải học thêm. Biết tiếng rồi em mới có cơ hội hiểu thêm về nền văn hóa của nơi mình sinh ra. Bây giờ nếu hỏi Đức là đất nước thế nào em nghĩ mình chưa biết gì cả.

- Vậy có nên hiểu là bên cạnh giấc mơ âm nhạc, điện ảnh thì được sống gần mẹ đẻ cũng là một ước mơ của Anna?

- Nếu chị hỏi câu này thì có thể chị nghĩ em chưa bao giờ được gặp mẹ hoặc rất ít được gặp mẹ của mình. Nhưng suy nghĩ đó hoàn toàn sai vì năm nào em cũng được gặp mẹ và chúng em chưa từng bị gián đoạn liên lạc. Gia đình ở Việt Nam đối với mẹ Đức (cách Anna gọi mẹ ruột của mình) rất vui vẻ. Cả mẹ Linh và mẹ Đức đều rất hay nói chuyện với nhau. Bởi vậy, gặp mẹ không phải là ước mơ của em vì nó là điều đã hiện diện và thường xuyên diễn ra trong cuộc sống rồi.

- Anna gặp mẹ Đức của mình theo cách như thế nào?

- Em sang Đức mỗi năm một lần, thường là vào mùa hè hoặc nghỉ đông. Nếu mùa hè em sẽ ở đó 2 tháng, còn mùa đông lạnh hơn và được nghỉ ít hơn nên em chỉ ở đó 3 tuần. Em có rất nhiều người thân ở Đức, mẹ, anh chị của em và gia đình đến 5 người bác nữa nên lúc nào sang đó cũng thấy thời gian ngắn cả. Vì thế em thích sang mùa hè hơn, có nhiều thời gian hơn. Thêm nữa, mùa đông bên đó lạnh lắm, dù sinh ra ở châu Âu nhưng lớn lên ở đây nên em không quen được cái lạnh bên đó (cười). Thỉnh thoảng mẹ cũng sang Việt Nam thăm em. Mẹ đã về đây 3-4 lần rồi.

- Bên đó mẹ Đức của Anna có gia đình chứ?

- Gia đình bên Đức của em có anh và chị. Anh trai đang theo học nghề y, chị gái học về chính trị. Cả gia đình lớn đều theo nghề y chứ không ai làm nghệ thuật. Nhưng bây giờ mẹ ở một mình, các anh chị đã lớn, đi học và đều sống xa nhà.

Em nói chuyện với mẹ hàng tuần. Khi quá bận không lên được Skype, em cũng nhắn cho mẹ cái tin để mẹ biết tình hình. Nói chung liên lạc thời buổi này đâu khó khăn gì. Nhưng mẹ và em khác múi giờ nên nhiều lúc cũng phải “canh me” (cười).

Mỗi năm, Anna bay sang Đức hai lần để gặp mẹ đẻ. Với Mỹ Linh, cô luôn coi diva nhạc Việt như người mẹ thứ 2.

Mỗi năm, Anna bay sang Đức hai lần để gặp mẹ đẻ. Còn với Mỹ Linh, Anna quý mến và khâm phục diva nhạc Việt không khác gì mẹ đẻ của mình.

- 15 năm sống ở Việt Nam, lớn lên bên cạnh bố Quân, mẹ Linh và sau này là hai em của mình, có giai đoạn nào trong khoảng thời gian ấy Anna muốn sang sống hẳn với mẹ Đức chưa?

- Hồi bé, khi em 6-7 tuổi, mỗi lần sang Đức, khi phải quay về Việt Nam đều rất khó khăn. Thì tất nhiên rồi (cười), trẻ con đứa nào chẳng muốn ở gần mẹ rồi lại muốn ở gần bố nữa. Vậy nên có những lúc em muốn sang Đức, nhưng rồi cảm giác đó cũng qua thôi, chưa bao giờ em nói với bố Quân về điều đó. Bản thân mẹ Đức cũng muốn em sống với bố Quân, vì mẹ hiểu ở Việt Nam sẽ tốt hơn cho em, em được ở cạnh nhiều người trong gia đình. Ở Đức, khi trưởng thành, người ta có thể tách ra ngoài sống, thậm chí ra nước ngoài. Việt Nam mình tính quần tụ gia đình cao. Chưa kể ở đây em có điều kiện tốt hơn để hiện thực hóa giấc mơ của mình.

- Không ở gần mẹ đẻ, vậy trong cuộc sống, những chuyện cần xin ý kiến hoặc chia sẻ, Anna thường hỏi ai?

- Cũng tùy chuyện, thường em hay hỏi mẹ Linh và cũng hỏi cả bố Quân nữa. Còn với mẹ Đức, em kể những gì xảy ra trong cuộc sống thường nhật của mình cho mẹ thôi. Không sống gần mà vẫn biết được những chuyện hàng ngày của nhau, em nghĩ đã là quý lắm rồi.

- Mẹ Mỹ Linh trong nhà có khó tính lắm không?

- Thực ra em nghĩ mẹ Linh kỹ tính chứ không khó tính. Mẹ hay để ý đến những chi tiết trong đời sống, điều đó giúp cho em và các em rất nhiều. Bọn em được mẹ chỉ dạy rất kỹ về cách ứng xử, ăn nói rồi kinh nghiệm của bố mẹ từ cuộc sống. Mỗi ngày được dạy một ít, mọi thứ thấm dần vào chị em em.

- Nếu ở Đức, Anna là con út, được cưng chiều, nhưng ở Việt Nam lại là chị cả. Làm chị của hai em nhỏ thì phải như thế nào?

- Mỹ Anh kém em 8 tuổi, nhiều lúc hơi mệt một tẹo vì bị em ấy bắt nạt (cười) nhưng em cũng nói được các em mình. Nhiều lúc bọn nó khá bướng bỉnh vì đứa nhỏ hơn được bố mẹ bênh. Nhưng em rất thích trọng trách này vì em muốn được dạy các em những điều bố mẹ đã dạy dỗ mình. Em cũng muốn bảo vệ các em của mình nữa.

- Thế vai trò chị cả trong những ngày mẹ Linh đi công tác xa được thể hiện thế nào?

- Khi mẹ Linh đi vắng, em nhắc nhở các em ngồi vào bàn học, đánh răng, đi ngủ đúng giờ (cười). Nói chung mọi người luôn hỗ trợ nhau để hoàn thành nhiệm vụ. Cho dù Mỹ Anh nhiều lúc đanh đá phết (cười vang) nhưng em ấy rất ngoan và tình cảm. Mỹ Anh hay vẽ tranh cho bố mẹ rồi viết những lá thư rất tình cảm gửi cho mọi người nữa. Chẳng hạn trong ngày Noel, em ấy treo 5 bức thư lên cây thông cho mọi người đọc. Yêu lắm (mắt tươi cười)!

Mỹ Anh biết chị Anna có hai mẹ. Cả hai em của em đều biết rằng mẹ Đức là người sinh ra em, nhưng biết thế chứ không hề có sự phân biệt nào cả. Cái đanh đá của Mỹ Anh chỉ là sự đành hanh trẻ con thôi.

- Anh Duy giống bố Quân, Mỹ Anh giống hệt mẹ Linh. Còn em thấy mình giống ai nhất?

- Em không biết giống ai, em không nghĩ mình giống ai hoàn toàn. Em là sự pha trộn của cả ba người (bố Quân, mẹ Linh và mẹ Đức) hay sao ấy. Rồi học ở trường quốc tế, em cũng ảnh hưởng cách tư duy của các bạn và thầy cô rất nhiều.

- Bố mẹ em rất nghiêm khắc trong việc dạy dỗ con cái, em nghĩ gì về điều này?

- Bố mẹ nghiêm khắc nhưng không khiến bọn em sợ mà rất nể. Hai người luôn cố gắng làm bạn của các con, thường nói chuyện với bọn em như cách em đang nói chuyện với chị lúc này chứ không mắng mỏ hay răn đe nặng nề bao giờ. Và bọn em có thể cởi mở nói chuyện với bố mẹ về mọi điều mình băn khoăn.

- Em thấy mình học được gì hoặc muốn học được gì từ bố mẹ?

- Em học được từ bố mẹ sự trách nhiệm với gia đình. Đặc biệt mẹ Linh, tuy là người làm nghệ thuật nhưng mẹ là tấm gương để em hiểu cần đặt sự ưu tiên của từng giai đoạn cuộc sống vào cái gì.

Ở bố Quân, em học được tính kiên nhẫn. Khi bố học về máy móc, đầu thu, mọi thứ đều rất phức tạp nhưng nếu mua được chiếc máy mới thì ngay lập tức tối đó bố dành thời gian đọc hết sạch quyển sách hướng dẫn dày cộp đến cả 10 phân, sau đó nghiên cứu nó đến khi thành thục. Hồi bé, khi còn ngủ chung với bố mẹ, tối nào em cũng thấy bố đọc muộn lắm. Đó là điều em rất khâm phục bố.

Còn mẹ Đức làm nghề y tá nhưng tâm hồn rất phóng khoáng. Mẹ lúc nào cũng vui vẻ nên em nghĩ lạc quan như mẹ rất tốt.

Làm chị cả của hai bé Anh Duy, Mỹ Anh,

Làm chị cả của hai bé Anh Duy, Mỹ Anh, Anna thay bố mẹ nhắc nhở hai em học hành.

- Còn về nghệ thuật, bố mẹ có ảnh hưởng thế nào với Anna?

- Em được nuôi lớn trong cái nôi âm nhạc. Bố cho em nghe rất nhiều loại nhạc từ bé. Có những thứ lúc bé em rất ghét nhưng bố vẫn cho nghe để biết.

Chẳng hạn hồi 7-8 tuổi, em nghe jazz và không thể hiểu jazz là như thế nào. Em bảo: “Bố ơi, con không hiểu nổi cái này đâu, cái này chán lắm, bố đổi đi” nhưng bây giờ em lại thích jazz và thấy nó rất thú vị. Thật ra tâm trí mình là thứ có thể thay đổi theo thời gian.

Còn về phía mẹ, cả hai mẹ đều là những người lạc quan. Em rất thích ở bên mẹ Linh và mẹ Đức, vì cả hai luôn biết cách làm cho không khí trở nên tươi vui, sôi động.

- Lớn lên trong một gia đình nổi tiếng, Anna thấy sự nổi tiếng có gì vui hay nó khiến cuộc sống của mình có những điều bất tiện?

- Thật ra em nghĩ gia đình nổi tiếng không quan trọng, điều quan trọng nhất với em là em tự hào khi có người bố mẹ giỏi và luôn tâm huyết với nghề. Và nếu nổi tiếng với lý do đó, em sẽ cảm thấy rất tự hào.

Tất nhiên được nhiều người biết tới đôi khi có sự bất tiện. Chẳng hạn khi đi ra ngoài, gia đình em thu hút nhiều ánh nhìn của người xung quanh. Đôi lúc em cảm thấy không thoải mái nhưng rồi cũng quen dần.

- Có bao giờ thành công của mẹ Mỹ Linh là áp lực lớn đối với con đường và đam mê nghệ thuật của em?

- Em không nghĩ việc mẹ Linh và bố Quân nổi tiếng tạo nên áp lực cho em mà đó chính là nguồn cảm hứng rất lớn, cả hai đều là tấm gương cho em noi theo. Em đã được chứng kiến sự vất vả của bố mẹ khi làm nghề, nếu không cực khổ thì không bao giờ có được thành công thực sự.

Tất nhiên em rất muốn được mọi người nhắc đến với tên riêng của em, khi em đã chứng tỏ được khả năng của mình. Em đã bắt đầu bước vào con đường nghệ thuật và năm sau chính là cơ hội để tập luyện và cho khán giả thấy khả năng của em.

  • Mốt và Cuộc sống, Ngoisao


Thêm bình luận