feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ
Buổi sáng bên sông Rhine thật thanh bình. Tôi đến trụ sở của Inwent (Tổ chức Phát triển năng lực đào tạo quốc tế, Đức), cách Bonn (thủ đô của Tây Đức cũ) khoảng 17km, để tìm những người sắp sang VN làm việc đang học ở đây.

Tại đây học viên đến từ khắp nước Đức tham gia ở nhiều lớp học tiếng, học về lịch sử, văn hóa, phong tục của những nước họ được gửi đến công tác. Nhiều nhất trong số họ làm việc ở các lĩnh vực như: đào tạo, y tế, môi trường, phát triển kỹ thuật công nghiệp, nông nghiệp và thực phẩm…

Khi ở VN, tôi chưa từng biết rằng những người nước ngoài - nhất là người Đức - trước khi đến VN làm  việc họ phải học nhiều như thế.

Tôi hòa vào đám đông học viên, giảng viên đủ màu da để tìm anh Phạm Anh Tuấn, giảng viên về VN của Trường đại học Duisburg. Hôm nay chúng tôi có lịch hẹn thu âm đĩa CD cho tài liệu dạy tiếng Việt. Gặp anh Trần Trọng Phương, một giảng viên người Việt khác của Đại học Tổng hợp Bonn, ở đại sảnh chúng tôi cũng chỉ kịp trao đổi vài câu vì anh phải lên lớp ngay với học viên của mình.

Ở Đức tài liệu dạy và học tiếng Việt cũng có khá nhiều lựa chọn. Tuy nhiên do tính chất đặc thù: thời gian học ngắn và phải tiếp cận trực tiếp với thực tế từng chuyên ngành nên Inwent đã tự tổ chức giáo trình riêng. Anh Tuấn, người biên soạn sách, cũng là người Việt đầu tiên gắn bó với Inwent từ khi tổ chức này triển khai các dự án ở VN năm 1990. Các khóa học liên tục được tổ chức, chỉ từ một hoặc hai học viên, nhiều nhất cũng chỉ bốn hoặc năm người.

Hôm sau, quay lại Inwent tham dự lớp học của thầy trò anh Trọng Phương, tôi thật bất ngờ khi Nora Pistor - một học viên - có thể nói chậm hết câu: “Tôi đến VN để làm việc cho dự án bảo vệ quyền phụ nữ và trẻ em” chỉ sau một ngày. Anh Phương cho biết vì mục đích học tiếng để phục vụ công việc nên sau khi làm quen bảng chữ cái, học viên học ngay những câu giao tiếp đơn giản liên quan đến công việc của mình.

Hai chàng trai Đức còn trẻ là Stephan và Joachim sang VN làm việc tại hai bệnh viện ở Yên Bái và Phú Yên lại hỏi ngay về các từ liên quan đến lĩnh vực y tế. Stephan đặc biệt thích thú với cách phát âm sáu thanh điệu trong tiếng Việt. Khi tôi vẽ minh họa trên dòng nhạc để anh dễ nhớ, ngay sau đó anh tự động xuống giọng khi thấy thanh huyền và ngân cao khi thấy thanh sắc. Anh vui vẻ nói: “Không ngờ học tiếng Việt lại như học hát”.

Joachim là chuyên gia về kỹ thuật y tế. Ngồi uống cà phê trong giờ giải lao, anh tâm sự: “Khi xem phóng sự về nạn nhân bom mìn, thấy một người đàn ông bị mất hai chân, phải đi bằng tay với hai cái ghế gỗ tôi thật sự xúc động”. Joachim nói về mơ ước được ứng dụng kỹ thuật tiên tiến trong ngành y khoa của Đức như làm chân, tay, khớp giả để trợ giúp nạn nhân phục hồi các hoạt động như người bình thường.

Vào bữa trưa, Joachim một lần nữa làm tôi bất ngờ khi anh không lấy dao, nĩa, thìa mà chỉ chọn thức ăn rồi đi về bàn. Đang thắc mắc chẳng biết anh ăn bằng cách nào, còn Joachim cứ cười cười ra chiều bí hiểm, rồi từ từ lôi trong túi xách ra đôi đũa dừa. Từ ngày biết mình sẽ sang làm việc ở VN ba năm, anh luôn chú tâm tìm thông tin về đất nước này. Anh đọc được rằng người Việt ăn cơm bằng đũa, lập tức đến cửa hàng thực phẩm của người Việt mua và tập sử dụng. Chỉ sau ba ngày Joachim đã điều khiển đũa khá chuẩn, biểu diễn gắp hạt đậu nhỏ xíu với một lần gắp. Ăn xong anh chàng lại tự rửa đũa, lau khô, cất vào túi đeo bên mình.

Stephan và Joachim là học viên tiếng Việt từ anh Phạm Anh Tuấn. Trước khi chia tay, họ nhờ thầy tìm giúp ở khu vực xung quanh đó xem có ai là người Việt gốc ở Yên Bái và Phú Yên không. Hai chàng trai muốn biết nhiều hơn về “quê hương mới”. Sau khi dò tìm, anh Tuấn cũng biết được một chủ quán bar là người Yên Bái và thầy trò đã có buổi ngoại khóa đi gặp “đồng hương”.

Anh Tuấn “than”: “Sau hơn 30 năm ở Đức và 19 năm dạy tại Inwent, càng ngày tôi càng khâm phục tính chuẩn xác và ham học hỏi của người Đức, mặc dù đôi khi họ làm tôi mệt với lô lốc những cái gạch đầu dòng: Tại sao? Thế nào?...”.

Khi những câu hội thoại bằng tiếng Việt được học viên phát âm khá chuẩn cũng là lúc họ tham gia khóa học về lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, phong tục của VN. Những giờ học ấy do các chuyên gia VN học người Đức đảm trách. Lúc này nhận xét của anh Tuấn về tính “hay hỏi” của người Đức được kiểm chứng đến mức tối đa. Học viên không thụ động ngồi nghe thuyết trình, họ tìm hiểu các vấn đề mình quan tâm bằng nhiều nguồn tài liệu và trao đổi trực tiếp với giảng viên.

Tiến sĩ Andreas Reinecke, làm việc tại Viện Khảo cổ Đức, trong một lần lên lớp đã bất ngờ nhận được câu hỏi cùng xấp tài liệu bằng tiếng Anh về vấn đề người dân tộc thiểu số.

Với kinh nghiệm 16 năm làm việc tại VN và nhiều ngày tháng tiếp cận đồng bào dân tộc từ vùng cao Tây Bắc đến miền Tây Nam bộ, ông dẫn giải ở Đức dấu ấn của đồng bào dân tộc thiểu số bản địa xưa kia chỉ còn là những tấm bảng ghi nhớ tại một số nơi, còn con người, ngôn ngữ đã hòa lẫn vào cộng đồng chung. Vậy mà ở VN, đất nước có diện tích tương đương Đức nhưng có đến 53 dân tộc thiểu số, các tộc người này có tập tục, ngôn ngữ, văn hóa khác nhau.

Chỉ xét trên bình diện làm sao vừa bảo tồn được văn hóa, ngôn ngữ riêng có của đồng bào vừa giúp họ hòa nhập và phát triển với đời sống chung của xã hội đã là một chương trình lớn của Chính phủ.

Và ông bật chương trình Power Point hình ảnh con đường bê-tông sạch sẽ vắt vẻo đến tận ngõ các gia đình người Dao, Mông ở Lào Cai, hay lối bêtông rợp bóng tre xanh của buôn sóc người Khmer tại Trà Vinh cứ tiếp nhau hiện ra. Ông nhấn mạnh: “Chỉ có những trải nghiệm trên chính thực tế ấy mới có thể rút ra câu trả lời chính xác. Tôi cho rằng các nỗ lực và chương trình của Chính phủ dành cho đồng bào dân tộc thiểu số ở VN đang ngày càng phát huy hiệu quả và đó là điều đáng được ghi nhận”.

Ngoài những câu hỏi ở tầm vĩ mô, các học viên mỗi khi lên lớp còn nhiều thắc mắc khác như: Làm thế nào để xem tivi Đức ở VN? Khi đi thực địa muốn lái xe máy dùng giấy phép lái xe Đức có được không? Mang gì sang làm quà? Thuốc gì cần thiết nhất?... Không phải mỗi câu hỏi các giảng viên đều có ngay câu trả lời, đôi khi họ phải hẹn lại. Sau đó vào các trang web từ cổng thông tin điện tử của chính phủ đọc về các quy định, văn bản, tìm đọc trên báo online, thậm chí gọi điện về các cơ quan trong nước mới có thể trả lời.

Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.