feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ
Hỏi: Tôi và chồng tôi đăng ký kết hôn ở Úc. Chồng tôi mang quốc tịch Úc nhưng tôi vẫn còn quốc tịch Việt Nam. Hiện giờ tôi đang có con trai đầu và đang mang thai cháu thứ hai với anh ấy nhưng không có tài sản chung.

Xin hỏi:

   1. Tôi muốn về Việt Nam đơn phương ly hôn thì có được không?
   2. Tôi có được quyền nuôi con không? Nếu được, thì thủ tục sẽ tiến hành như thế nào? (Con đầu của tôi mang quốc tịch Úc, nhưng cháu thứ hai thì tôi muốn về Việt Nam sống và sinh con ở Việt Nam).

Trả lời:

1. Quyền xin ly hôn và nuôi dưỡng con:

Theo khoản 14 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 (Luật HNGĐ), quan hệ hôn nhân của vợ chồng bạn là quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài. Khoản 2 Điều 104 Luật HNGĐ quy định: “Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú tại Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì theo pháp luật Việt Nam”.

Như vậy, nếu vợ chồng bạn cùng thường trú tại Úc thì yêu cầu ly hôn của bạn phải được thực hiện theo pháp luật của Úc. Nếu bạn và chồng không cùng nơi thường trú thì việc ly hôn của bạn sẽ được thực hiện theo pháp luật Việt Nam.

Điều 90 và 91 Luật HNGĐ quy định về việc thuận tình ly hôn và ly hôn theo yêu cầu của một bên. Theo đó, khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hoà giải tại Toà án không thành thì Toà án xem xét, giải quyết việc ly hôn. Do đó, bạn có thể về Việt Nam và làm thủ tục ly hôn tại Toà án.

Điều 92 Luật HNGĐ quy định vấn đề nuôi dưỡng con sau khi ly hôn như sau: Vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác.

Áp dụng quy định nêu trên nếu vợ chồng bạn không thoả thuận được về người trực tiếp nuôi con thì Toà án sẽ căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con và nguyện vọng của con (nếu con bạn từ đủ chín tuổi trở lên) để quyết định. Đối với người con thứ hai, bạn sẽ được quyền nuôi con theo nguyên tắc con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi.

2. Thủ tục:

Theo quy định tại Điều 102 Luật HNGĐ và điểm c, khoản 1, Điều 36 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004 (BLTTDS), cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn trong trường hợp của bạn là Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi bạn cư trú.

Căn cứ Điều 87, Điều 88 Luật HNGĐ, để làm thủ tục ly hôn trước hết bạn phải nộp đơn yêu cầu ly hôn tại Toà án, sau khi thụ lý đơn Toà án sẽ tiến hành hoà giải. Trong trường hợp hoà giải không thành, Toà án sẽ xem xét các căn cứ cho ly hôn theo quy định tại Điều 89 Luật HNGĐ: “tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được” để giải quyết cho ly hôn và quyết định vấn đề cấp dưỡng, nuôi con sau khi ly hôn.

Văn phòng Luật sư NHQuang và Cộng sự
B23, Khu Biệt thự Trung Hòa – Nhân Chính,
Thanh Xuân, Hà Nội
 
 


Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.