feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ

Báo "Độc lập" (Nga) số mới đây đưa ra nhận định, Lục địa già một lần nữa lại đứng trước ngưỡng cửa của một cuộc Đại khủng hoảng, khi mà cuộc khủng hoảng tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đang biến thành một cuộc suy thoái kinh tế kéo dài nhất ở châu Âu kể từ thời kỳ sau chiến tranh đến nay.

Suy giảm tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ở khu vực này đã kéo dài từ quý IV năm 2011 tới nay. Theo ý kiến các chuyên gia, Eurozone đang bị đẩy ra bên lề thế giới, khi mà các nền kinh tế phát triển khác như Mỹ và Nhật Bản, đã có thể đảo ngược xu hướng tiêu cực và bắt đầu tăng trưởng. Tình hình tồi tệ này một phần do Eurozone có nhiều quốc gia với trình độ phát triển kinh tế khác nhau, cùng sử dụng một đồng tiền chung song lại thiếu ý chí chính trị thống nhất.

Cơ quan thống kê thuộc Liên minh châu Âu (Eurostat) đã bày lên bàn tiệc của các nhà lãnh đạo châu Âu, khi họ dự kiến nhóm họp vào tuần tới tại Brúcxen (Bỉ), những món ăn không dễ nuốt. Ngày 15/5 vừa qua, cơ quan này đã công bố các số liệu thống kê cho thấy kinh tế 17 quốc gia khu vực eurozone vẫn tiếp tục suy giảm trong quý I năm nay với GDP tiếp tục giảm 0,2% so với quý trước và thậm chí còn thấp hơn mức dự đoán ban đầu 0,1%. Đây là lần đầu tiên trong suốt lịch sử tồn tại từ năm 1995 đến nay, kinh tế Eurozone suy giảm quý thứ sáu liên tiếp.

Bài báo ghi nhận các quốc gia đã đạt được những kết quả khác nhau trong cuộc chiến khắc phục khủng hoảng kinh tế. Cụ thể: Trong quý I/2013, GDP của Đức chỉ tăng trưởng 0,1%, thấp hơn dự báo trước đó. Pháp - nền kinh tế lớn thứ 2 Eurozone - tiếp tục suy thoái quý thứ 2 liên tiếp với mức giảm 0,2%. Tổng thống Francois Hollande biện hộ rằng Pháp không phải là trường hợp ngoại lệ, khi mà suy thoái kinh tế đang hiện diện khắp châu Âu. Ông Hollande nhắc lại rằng trong quý IV/2012, kinh tế Đức cũng chìm sâu trong suy thoái với mức giảm 0,7%.

Các nhà quan sát cho rằng, tình hình kinh tế không được cải thiện là do tình trạng tê liệt chính trị, do cuộc bầu cử Đức dự kiến diễn ra vào tháng 9 tới. Họ cho rằng nếu không có Béclin, châu Âu không thể thông qua bất kỳ quyết định nào, trong khi hiện nay chính phủ Đức đang hết sức cẩn trọng và "bận rộn chăm sóc" các cử tri trong nước.

Trưởng nhóm kinh tế của Trung tâm phân tích High Frequency Economics, ông Carl Weinberg, cho rằng cuộc khủng hoảng kinh tế ở châu Âu không phải là một cuộc suy thoái theo chu kỳ, nếu muốn cải thiện tình hình cần phải có những giải pháp chính trị. Bài toán khủng hoảng kinh tế ở châu Âu hiện mới chỉ có một lời giải, đó là áp dụng chính sách khắc khổ và điều này dẫn đến làm giảm sức mua của người dân. Hạn chế chi tiêu công đã tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế, mà bằng chứng là sự suy giảm đáng kể GDP của quý I năm nay so với quý IV năm ngoái tại một loạt quốc gia như Síp (- 4,1%), Hy Lạp (- 5,3%), Italia (- 2.3%), Tây Ban Nha (- 2%), Bồ Đào Nha (- 3,9%)... Tỷ lệ thất nghiệp tại Eurozone cao chưa từng có với 12,1%, tương đương 19 triệu người không có việc làm. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso tuyên bố Liên minh châu Âu mong đợi các nhà lãnh đạo khu vực này có thể đề ra một kế hoạch đầy tham vọng nhằm tạo nhiều việc làm mới, đặc biệt là cho lực lượng lao động trẻ.

Số liệu của Eurostat cho thấy, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã biến đổi thành một cuộc khủng hoảng khu vực. Hai nền kinh tế lớn thứ nhất và thứ ba thế giới là Mỹ và Nhật Bản đã bắt đầu năm mới với mức tăng GDP trong quý I lần lượt là 2,5% và 0,9% so với quý trước và tỷ lệ thất nghiệp giảm. Xu hướng tích cực cũng được ghi nhận ở nền kinh tế Anh, với mức tăng GDP đạt 0,3% trong quý I năm nay so với quý IV năm ngoái.

Giám đốc Trung tâm chính sách tài chính - tiền tệ và tín dụng thuộc Học viện châu Âu, Viện hàn lâm khoa học Nga, ông Anatoly Bajan, cho biết có nhiều chuyên gia phương Tây gọi Eurozone là một mắt xích yếu trong nền kinh tế toàn cầu. Thực tế là ngoài cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đến tất cả các quốc gia trên thế giới trong khi Eurozone lại có những vấn đề riêng, đó là sự cộng sinh giữa các nền kinh tế với mức độ phát triển khác nhau. Các chuyên gia không mong đợi sẽ có một sự chuyển biến vượt bậc ở Eurozone trên con đường thoát khỏi khủng hoảng, một phần là do những bất đồng giữa các quốc gia lớn trong khu vực.

  • Quế Anh (P/v TTXVN tại Nga)


Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.