Tôi hẹn với em ấy từ trước cho một chuyến đi rất khó gặp trong cuộc đời. Một mình đã khó, để đi cả hai cùng lúc càng khó hơn. Như hái sao trên trời. Chuyến đi Trường Sa mùa biển lặng, “tháng 3 bà già đi biển“. Tôi vốn dân viết, em ấy vốn dân quay phim. Trước khi có tên trong danh sách đoàn đi, hai anh em đã bàn bao việc. Anh viết gì, em quay gì. Như nhìn thấy biển cả xanh ngắt nơi mũi tàu, hải âu cánh trắng bay theo ngang trời và ánh mắt nhìn yêu thương của những người lính đảo, da sạm nắng, bàn tay nắm chắc súng.
Tùy bút & Tản văn
Ái Thanh: Bức tường thành Berlin
Chỉ là một bức tường thành, một dải ngăn cách, dù có kiên cố đến đâu nhưng một khi người ta đã đập là đổ. Một bức tường, tưởng như vô tri, vô giác, nhất là khi nó đã trở thành đống gạch vụn người ta xúc đổ đi...
Cái giá của đi Tây
Bây giờ mỗi lần về phép, khi nghe mọi người nói sống ở nước ngoài sướng, tôi chỉ cười buồn. Cái giá phải trả đối với nhiều người ở đây là má, nước mắt và những cay đắng mà chỉ có người xa xứ mới hiểu.
Vỡ mộng khi lấy chồng Tây
Tôi từng chứng kiến cảnh bố gia trưởng, độc đoán hành hạ mẹ lúc tôi còn bé. Lớn lên, học hành đỗ đạt, tôi quyết không lấy đàn ông Việt làm chồng.
Xuồng chủ quyền - quà tặng nghĩa tình của người Việt tại Đức với quân, dân Trường Sa
LTS: Tác giả Hùng Lý, cây viết quen thuộc với độc giả Tạp chí Hương Việt, cũng đồng thời là trưởng ban điều hành của cuộc vận động quyên góp vì biển đảo được tổ chức vào tháng 06/2014 tại TTTM Đồng Xuân với số tiền thu được tới 110.000 Euro. Số tiền trên đã được sử dụng để đóng con xuồng chủ quyền tặng quân, dân đảo Song Tử Tây thuộc quần đảo Trường Sa. Ngày 20/05 vừa qua, chiếc xuồng đó đã hoàn tất và được bàn giao cho Bộ Tư Lệnh Hải quân tại Hải Phòng. Là người chứng kiến sự kiện đầy ý nghĩa đó, cũng đồng thời là Kiều bào tham gia đoàn công tác số 6 thăm quần đảo Trường Sa và nhà dàn DK1 trong tháng 4 vừa qua, những gì mắt thấy, tai nghe về xuồng chủ quyền đã được tác giả thể hiện trong bài viết này. BBT Tạp chí Hương Việt xin trân trọng giới thiệu cùng độc giả.
Xôi gấc đậu xanh ở Đức, nhớ mẹ ngày Tết
Tờ lịch Tây đã sang trang năm 2015 từ hơn tháng. Cuối cùng Tết ta cũng muốn tháo cương cho Giáp Ngọ nhọc nhằn và mời chàng Dê vàng Ất Mùi vô nhà. Nào thì đi chợ đón Tết.
Hành trình trở lại Đức của con gái tôi
Rừng đêm đen kịt, tuyết trắng hắt lên một dải sáng nhờ nhờ. Mẹ cháu đeo ba lô ôm con, chiếc vali nhỏ được vợ chồng đi cùng xách hộ, cô thì thào vào tai con bé: "Mình đi sang với bố, đường rất nguy hiểm, con thương mẹ thì không được khóc".
Nước Đức như và không như tôi nghĩ...
Dù có thời gian dài tiếp xúc và làm việc nhiều với người Đức, tôi thường nghĩ Đức cũng giống như các xứ châu Âu khác, đều là Tây cả... Chỉ sau lần thứ ba sang làm việc lâu hơn tại nước này, có điều kiện tiếp cận sâu vào đời sống của họ, tôi mới hiểu thêm được nhiều điều thú vị.