feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ

Ở Pháp, đi làm cũng chỉ có một vài người bạn Việt, đa phần là bạn người bản xứ. Những đứa nhỏ đi học thì phần đông chỉ có bạn là người bản xứ. Rất ít có dịp để giao lưu hay kết bạn với người đồng hương. Vì vậy bản sắc văn hóa của quê nhà ngày càng phai nhạt với thời gian.

Theo tôi, có nhiều lý do khiến con gái Việt Nam ở Châu Âu có chiều hướng cưới con trai bản xứ hơn là con trai Việt. Chúng ta có thể nghĩ đến những điều kiện về môi trường, kinh tế, hay văn hóa ở hải ngoại.

Cuộc sống của người Việt ở Châu Âu có phần khác nhiều so với cuộc sống của người Việt ở Hoa Kỳ. Về lịch sử, người Việt có mối gắn bó với người Pháp từ lâu. Vào những năm 1950, có một số sinh viên người Việt sang Pháp học. Sau đó họ ở lại sống và làm việc, khá thành đạt ở bên đó. Họ hòa nhập rất tốt với cuộc sống bản địa.

Tôi sống khá lâu tại Pháp nên tôi nhận thấy, ở Pháp hay Đức, người Việt (cũng như những dân tộc khác đến di dân) sống phân bổ rải rác, không có một cộng đồng rõ rệt như ở Hoa Kỳ. Thật ra họ cũng có những khu buôn bán của người Việt, nhưng những dịch vụ còn khá là hạn chế, xoay quanh trong các dịch vụ nhà hàng, siêu thị thức ăn, hay bán vé máy bay.

Cách chính phủ Pháp quản lý người nhập cư là khuyến khích họ sống hòa đồng với dân bản địa. Như vậy, về lâu dài thì người di dân sẽ thực sự hòa nhập với lối sống của địa phương nơi họ sinh sống.

Tôi có thể lấy ví dụ của tôi hay con tôi, con của bạn tôi, những người đã sống lâu năm bên Pháp. Bản thân tôi, khi đi học hay đi làm cũng chỉ có một vài người bạn Việt, còn đa phần là bạn người bản xứ. Những đứa nhỏ đi học thì phần đông chỉ có bạn là người bản xứ. Rất ít có dịp để giao lưu hay kết bạn với người đồng hương. Vì vậy bản sắc văn hóa của quê nhà ngày càng phai nhạt với thời gian. Rất nhiều trẻ khi còn nhỏ, ở nhà nói tiếng Việt rất rành rõi, nhưng đến khi lớn lên thì không nói nữa vì ra đường gặp toàn người bản xứ.

Ở Hoa Kỳ thì khác. Những người nhập cư tập trung sống thành một cộng động riêng. Khi bạn đến thăm quan những cộng động lớn của người Việt bên Hoa Kỳ, bạn sẽ thấy họ tập trung đông thành một cộng động vững mạnh, mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc Việt. Các lễ hội truyền thống được tổ chức chu đáo và nhất là được các bậc phu huynh tham gia hay khuyến khích các con cháu của mình tham gia đông vui.

Họ sống và gần như tạo ra một thành phố nhỏ của Việt Nam, trong đó có những khu nhà ở, khu buôn bán của người Việt. Đi vòng vòng trong cộng đồng đó, bạn có thể giao lưu bằng tiếng Việt rất dễ dàng. Đi nhà thương, vô mua bảo hiểm, hay ra ngân hàng rút tiền…, mọi sinh hoặt đều có thể sử dụng bằng ngôn ngữ mẹ đẻ vô cùng thoải mái. Những người Việt mới qua sau này có thể hòa nhập nhanh chóng. Tìm việc làm, mua sắm, hay sinh hoạt đều không gặp nhiều khó khăn.

Họ tuân thủ luật lệ của Hoa Kỳ nhưng vẫn cố gắng giữ rất tốt những tập tục văn hóa của người Việt. Các ông bà giao lưu với ông bà, cha mẹ giao lưu với cha mẹ, và con cái giao lưu với con cái. Đó là lý do rất quan trọng khi họ kết nối với nhau một cách bền vững.

Đây cũng là một lý do rất quan trọng thúc đẩy sự gắn bó giữa con trai và con gái Việt Nam với nhau. Đương nhiên vẫn có những cô gái hay chàng trai thích yêu và cưới người bản xứ.

  • Nguyen, vne

Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.