feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ

Theo Cảnh sát Đức, trong tháng Chín vừa qua, nước này đã ghi nhận 21.366 người nhập cư trái phép, mức cao nhất kể từ tháng 2/2016.


Foto: Cảnh sát Đức áp giải nhóm người di cư tại khu vực Forst ở biên giới với Ba Lan, ngày 11/10 vừa qua. (Ảnh: AFP/TTXVN)


Theo số liệu thống kê mới nhất của Cảnh sát Đức, trong tháng Chín vừa qua, nước này đã ghi nhận 21.366 người nhập cư trái phép, mức cao nhất hàng tháng kể từ tháng 2/2016 với 25.650 người nhập cảnh sau đỉnh điểm của cái gọi là “cuộc khủng hoảng người tị nạn” năm 2015.

Phóng viên TTXVN tại Berlin dẫn số liệu trên cho biết tính trong 9 tháng đầu năm 2023, tại Đức đã có tổng cộng 92.119 người nhập cảnh bất hợp pháp. Với tốc độ hiện nay, nước này có thể sẽ phải tiếp nhận số người nhập cư trái phép vượt con số 112.000 người của năm 2016.

Suốt 8 năm qua, vấn đề người di cư bất hợp pháp vẫn là chủ đề gây tranh cãi gay gắt trên khắp châu Âu, đặc biệt là ở Đức, quốc gia hiện đang phải đối mặt áp lực phải đưa ra một chính sách hiệu quả nhằm giải quyết vấn đề này.

Mới đây nhất, phát biểu trước báo giới ngày 21/10, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã thừa nhận rằng quốc gia này cần tiến hành trục xuất quy mô lớn và sớm nhất có thể những người di cư bất hợp pháp không đủ điều kiện ở lại Đức.

Mặc dù nhấn mạnh sự cần thiết phải tiếp nhận những người thực sự có quyền tị nạn, cũng như thu hút nhiều người nhập cư có tay nghề cao hơn vào lực lượng lao động vốn bị già hóa, người đứng đầu Chính phủ Đức cho rằng cần có các biện pháp để giải quyết vấn đề di cư bất hợp pháp vào Liên minh châu Âu (EU), trong đó đặc biệt phải thắt chặt biên giới vành ngoài của khối này và tăng cường kiểm soát biên giới của Đức với các nước láng giềng EU.

Bất chấp chính sách tự do đi lại trong Khu vực Schengen, Đức gần đây bắt đầu tiến hành kiểm soát các cửa khẩu nằm trên đường biên giới với Cộng hòa Séc, Ba Lan và Thụy Sĩ trong nỗ lực ngăn chặn tình trạng nhập cảnh bất hợp pháp. Những biện pháp kiểm soát như vậy đã được áp dụng ở biên giới giữa Đức và Áo.

Gánh nặng về người di cư đang gây thêm khó khăn về nguồn lực của khu vực công tại các địa phương Đức. Tổng thống nước này Frank-Walter Steinmeier đã phải thừa nhận rằng việc tiếp nhận người tị nạn đang ở mức giới hạn năng lực của nước này.

Ông kêu gọi kiểm soát biên giới và phân bổ công bằng người di cư trong EU. Để hạn chế số lượng người đến châu Âu, nhà lãnh đạo Đức cho rằng cần kiểm soát và giám sát chặt chẽ hơn ở biên giới vành ngoài EU.

Thống kê mới nhất cho thấy riêng Đức đã tiếp nhận 1/3 tổng số đơn xin tị nạn của các nước EU trong nửa đầu năm nay.

Tính từ đầu năm đến nay, nước này đã nhận hơn 250.000 đơn xin tị nạn, nhiều hơn cả năm 2022. Trong thời kỳ đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng người tị nạn những năm 2015-2016 đã có hơn 1 triệu người tị nạn tới Đức. Ngoài những người này, quốc gia trên còn tiếp nhận hơn 1 triệu người Ukraine chạy sang lánh nạn kể từ khi xảy ra cuộc xung đột Nga-Ukraine./.

Phương Hoa (TTXVN/Vietnam+)


Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.