feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ

Bildschirmfoto 2013-10-26 um 09.29.37Mẹ bé Kiến Minh đang sinh sống tại Hessen (Đức) sẽ tiết lộ mới các mẹ một vài điều thú vị về văn hóa chăm sóc thai kỳ và trẻ em ở Đức.

 

Ở Đức, nhiều gia đình vẫn duy trì một số truyền thống, phong tục cũ và kết hợp với sự chăm sóc y tế hiện đại cho bà bầu và em bé.

Kiêng ăn mừng trong thời gian mang thai

Trái với truyền thống của nhiều nước phương Tây, người Đức tin rằng tổ chức ăn mừng và tặng quà trước khi em bé chào đời là không may mắn. Đổi lại, người thân và bạn bè của bố mẹ em bé có thể ăn mừng và tặng quà cho bé vào lúc bé ra đời hoặc khi cả hai mẹ con xuất viện về nhà.

Thông thường, quà tặng không có nhiều tính vật chất lắm mà quan trọng là thể hiện tình cảm và sự quan tâm của người thân và bạn bè đối với thành viên mới của gia đình.

Chăm sóc y tế và chế độ nghỉ thai sản

Luôn có các bác sĩ sản khoa sẵn sàng chăm sóc cho bà bầu nhưng ở Đức, người ta thường "ưu ái" nữ hộ sinh hơn. Các nữ hộ sinh thường xuyên đảm nhiệm nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe bà bầu trước và sau khi sinh. Sự chăm sóc toàn diện cả về thể chất và tinh thần cho bà bầu cũng như thai nhi là hình thức phát triển rộng rãi ở Đức.

Về chế độ nghỉ thai sản, người phụ nữ có thể được nghỉ phép ngay sau khi thông báo với nơi làm việc. Tiền phụ cấp thai sản được ứng trước khi sinh nở và sau khi em bé ra đời. Trong thực tế, các bà bầu còn không được phép trở lại làm việc quá sớm sau khi sinh, ít nhất phải đợi đến khi con được 2 tháng tuổi.

Luật pháp Đức cũng quy định bà bầu có thể nghỉ đẻ 6 tuần trước thời điểm dự sinh và tận dụng nghỉ phép không lương 3 năm để tập trung vào việc chăm sóc con cái.

Đặt tên cho con

Một thói quen phổ biến của người Đức trong việc đặt tên con theo tên của những người thân có vai vế cao hơn bố mẹ của bé tính theo phả hệ như  ông, bà, cụ… phụ thuộc vào thứ tự sinh của bé. Tuy nhiên, theo thời gian, truyền thống này dường như bị phai nhạt phần nào dưới sức ảnh hưởng của những quan niệm hiện đại.

Một em bé mới sinh ở Đức sẽ có hai cái tên. Một là tên thánh, thường là tên gọi của một thành viên khác trong gia đình vì như vậy sẽ mang lại may mắn. Cái tên thứ hai là tên được sử dụng hàng ngày (tên tục) và em bé sẽ được gọi bằng tên này nhiều hơn.

Cây hồi môn

Khi một bé gái được sinh ra, người thân trong gia đình có thể trồng một cái cây trong vườn nhà để kỷ niệm. Cái cây sẽ lớn lên trong sự tượng trưng cho đức hạnh của bé gái. Khi bé lớn lên và quyết định kết hôn, cái cây này sẽ được nhổ rễ và đem bán. Tiền bán cây được sử dụng như là của hồi môn của cô dâu trong ngày cưới.

Việc của con, con tự giải quyết

Trẻ em Đức được tôn trọng như những cá thể độc lập và có ý thức và các bé được đối xử đúng với tinh thần như thế. Tất nhiên, các bé cũng đối xử với người lớn cũng  trên tinh thần tôn trọng như vậy. Không có sự bao bọc, nuông chiều, cung phụng hoặc hách dịch với trẻ em Đức.

Trong cuộc sống hàng ngày, trẻ con có thể cãi nhau, đánh nhau nhưng phải tự giải quyết lấy, người lớn sẽ không can thiệp ngay cả khi trẻ con về "mách". Có thể nói, người Đức đã nuôi dạy con cái của mình trong sự bình tĩnh và kỷ luật tự nhiên như thế.

Theo Xaluan


Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.