feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ
Tôi lấy chồng tây, cuộc sống đối với tôi là hạnh phúc, anh đi kiếm tiền nuôi vợ con còn tôi lo chăm sóc con cái và quán xuyến việc nhà. Đó là sự phân công lao động rất bình đẳng trong suy nghĩ của người phương tây và cả hai bên đều được tôn trọng như nhau.

Ở Việt Nam chưa được nhìn nhận một cách bình đẳng như vậy, nhiều khi tôi thấy còn nhiều bất công vì nếu người chồng đi kiếm tiền còn người vợ  ở nhà làm việc nhà thì người chồng thường rất gia trưởng, còn người phụ nữ thì bị coi thường và nếu người vợ làm các công việc nhà như chợ búa, cơm nước mà chưa được hoàn tất chu đáo còn bị mẳng mỏ thậm tệ.

Ở Đức hay nhiều nước phương tây thì có nhiều người đàn ông họ rất chăm chỉ và giỏi làm việc nhà và điều đó là bình thường kể cả họ cũng đi kiếm tiền, còn chồng tôi thì lại lười một cách đặc biệt, có thể gọi là đại lười nhưng bù lại anh luôn tôn trọng và yêu thương tôi và thậm chí anh còn thấy áy náy là chả giúp được gì cho vợ trong công việc nội trợ.

Chồng tôi từ nhỏ việc nhà không phải làm bao giờ, anh luôn sống cùng mẹ, sau khi cha mẹ ly hôn, chị gái đi lấy chồng ra ở riêng, có mỗi mình anh sống cùng mẹ, mẹ anh cũng bận bịu suôt ngày thường xuyên không ở nhà. Một mình anh sống trong căn nhà rộng nhưng ngày qua ngày đồ đạc tứ tung không ai dọn dẹp, cứ gọi là rác ngập nhà. Thỉnh thoảng mẹ anh trở về nhà và bà lại thu dọn đỡ nhưng rồi vòng tuần hoàn nó cứ lặp đi lặp lại.

Cho đến khi tôi xuất hiện, lần đầu tiên tôi đến nhà anh tôi cảm thấy thất vọng và sửng sốt khi nhìn căn nhà anh không có một sự trật tự nào và sự bài trí trong các phòng thật lộn xộn, đồ đạc chất đầy không có lấy một không gian thoáng đãng nào. Vậy mà anh thì nghĩ rằng anh đã dọn dẹp sạch sẽ lắm rồi để đón tôi. Rồi có một lần anh đến thăm tôi và đột nhiên tôi muốn theo anh về nhà. Về đến nhà anh bắt tôi đứng ngoài cửa, chờ anh...dọn dẹp. Tôi không đứng chờ mà cứ lẻn vào nhà nhìn anh dọn đống giấy tờ và bát đũa vứt dưới sàn nhà.

Tôi buồn cười quá cùng anh dọn dẹp, rồi dần dần anh chẳng xấu hổ gì nữa, cứ để tôi dọn dẹp mỗi khi tôi đến chơi.

Rồi chúng tôi cưới nhau, tôi dọn về nhà anh, mẹ anh nhường căn nhà cho vợ chồng tôi, bà dọn ra ngoài ở. Căn nhà được tôi tự do dọn dẹp, sắp xếp chuyển đổi theo ý mình. Anh thì kệ cho tôi muốn làm gì thì làm. Nhiều khi anh ngồi chơi không, chúi mũi vào máy tính, kệ tôi vất vả dọn dẹp.

Mọi thứ trong nhà giờ đây anh cần gì anh phải hỏi tôi, thậm chí quần  áo của anh khi xưa quen vứt dưới sàn nhà hôm sau đi làm lại mặc giờ thì anh phải tìm vì nó được xếp gọn trong tủ hoặc treo trên mắc áo gọn gàng.

Các thùng rác cũng được đổ thường xuyên, bụi bậm cũng được hút,v.v....

Bếp là nơi tôi sử dụng nhiều nhât, vì tôi thích nấu nướng, đúng kiểu người phụ nữ Việt Nam. Ở đây người đức họ ít nấu nướng nên cái bếp của anh bị bỏ xó bao năm nay được hoạt động hết công suất, đồ đạc trong bếp đã được tôi xếp gọn vào từng chỗ. Bát đũa được rửa hàng ngày.  Anh thì đùa với bạn bè giờ không còn là bếp của anh nữa.

Đi chợ mua thức ăn thông thường là cả nhà tôi cùng đi mua vào cuối tuần. Chúng tôi mua thức ăn cho cả tuần. Hôm nào tôi không đi cùng được là phải ghi vào giấy những thứ cần mua cho anh, nếu tôi quên cái gì là anh chả biết và tôi phải chờ đến tuần sau mới đi mua được, trừ những thứ ckhông thể đợi được mới phải gấp gáp đi mua ngay.

Trong việc chăm sóc con, tôi buồn cười mỗi khi anh lóng ngóng thay quần áo cho con hoặc cho con ăn. Thấy tôi cười trêu trọc là tự ái vứt đấy để tôi làm và lần sau anh không làm nữa. Khi tôi có việc phải ra ngoài phải để con ở nhà cho anh là tôi phải chuẩn bị đầy đủ mọi thứ, dặn anh từng li từng tý như phải đun nước sôi sẵn rót vào phích để khi con dậy anh pha sữa, quần áo để sẵn ra ngoài để anh thay vì tôi sợ để anh lục tủ tìm anh sẽ bới tung hết lên. Rồi phải để mảnh giấy ghi rõ giờ nào làm việc gì, giờ nào thì cho con ăn và ăn cái gì, giờ nào thì cho con ngủ v.v..Tôi còn gọi điện về kiểm tra để xem anh đã làm những điều tôi dặn chưa, tôi còn sợ anh ngủ quên con dậy đòi ăn mà anh không nghe thấy. Bạn bè hay khuyên tôi gửi con dành thời gian riêng cho mình một chút nên tôi hay đùa là tôi không yên tâm để con tôi cho ai trông, cho bố nó thì lại càng không yên tâm.

Tôi không phải nấu cơm nhiều như những cuộc sống gia đình ở Việt Nam, ban đầu tôi cũng chăm chỉ nấu cơm cho chồng đi làm nhưng rồi tôi nhận thấy không cần thiết, vì nhiều thức ăn sẵn và anh thường ăn như thế cho tiện, nhiều khi tôi nấu nướng mà anh không ăn hoặc vì tôi mà cố ăn sau đó lại trêu tôi là vì tôi mà anh lên cân. Vì thế mà có hôm tôi muốn lười không nấu nướng gì thì anh lại cám ơn tôi vì điều đó.

Có những lúc tôi cũng buồn vì anh không giúp đỡ tôi, nhưng khi anh biết tôi buồn thì lại tìm cách làm lành và dẫn tôi đi chơi và thế là tôi lại quên hết mọi chuyện. 

Dù anh là một người chồng lười nhưng anh là một người rất yêu thương vợ con. Anh hãnh diện vì cưới được người vợ như tôi. Anh luôn khoe điều đó với bạn bè, đồng nghiệp.

Tôi không biêt cuộc sống của các cặp vợ chồng khác như thế nào, họ có một ông chồng chăm chỉ thì có sướng hơn không còn với tôi một ông chồng lười như anh cũng thấy rất hạnh phúc.

Nguyên Hương, www.tapchihuongviet.eu

 


Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.