Trước thông tin cho rằng chính phủ Đức sẽ phối hợp với các nước thuộc Khu vực đồng tiền chung châu Âu Eurozone bơm vốn viện trợ cho Hy Lạp, phát ngôn viên Bộ Tài chính Đức hôm 20/2 đã phủ nhận rằng, hiện tại Đức vẫn chưa đề ra kế hoạch đặc biệt nhằm giúp Hy Lạp đối phó với cuộc khủng hoảng nợ.
Cũng trong ngày hôm đó, tuần báo “Der Spiegel” của Đức đưa tin, chính phủ Đức đang phối hợp với chính phủ các nước Eurozone chi ra 20 tỷ - 25 tỷ EUR dùng để cứu trợ chính phủ Hy Lạp, chính phủ Đức sẽ nhận trợ giúp 20% trong số đó, với nguồn ngân sách sẽ đến từ Ngân hàng phát triển quốc doanh Đức KfW”.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Tài chính Đức đã lên tiếng phủ nhận thông tin trên và cho biết, “về việc này, Bộ Tài chính Đức vẫn chưa đưa ra quyết định, Đức chưa có kế hoạch đặc biệt cứu trợ Hy Lạp”.
Cho dù xét về tổng khối lượng kinh tế hay quy mô dân số, thì khu vực Eurozone cũng tương đương với Mỹ. Về tình hình tài chính cho thấy, hiện nay, thâm hụt tài chính Mỹ chiếm khoảng 10% GDP, vượt xa mức 6% của khu vực Eurozone. Tuy nhiên, hiện nay, Eurozone đang rơi vào khủng hoảng nợ, tỷ giá đồng EUR sụt giảm mạnh. Nguyên nhân cơ bản của cuộc khủng hoảng nợ lần này của khu vực Eurozone chính là do không có một cơ cấu ngân sách tài chính thống nhất, không có quyền điều động tài chính của các nước. Nợ của một nước chỉ có thể do nền tài chính của nước đó tự gánh vác.
Cuộc khủng hoảng nợ của Eurozone đã lộ rõ nhược điểm về cơ chế tài chính khu vực Eurozone. Kế sách bây giờ không chỉ là sự cứu trợ mang tính tạm thời, khu vực Eurozone hiện đang đứng trước sự lựa chọn về thể chế; Hoặc là duy trì hiện trạng, tiếp tục để đồng EUR tiềm ẩn trong nguy cơ; Hoặc cải cách thể chế tài chính, cùng nhau hỗ trợ cho đồng EUR.