feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ

Những giọt nước mắt trên sân cỏ: Nam nhi thút thít vẫn là nam nhi

“Nhiều cầu thủ bóng đá chỉ là đứa trẻ lớn xác”. Nhận định đó không chỉ vì giới cầu thủ hay giở trò trẻ con trong và ngoài sân cỏ mà còn vì những đấng nam nhi này rất mau nước mắt. Ghi bàn, khóc. Bị phạt thẻ, khóc. Bị phạm lỗi, khóc. Dứt điểm hỏng, khóc. Ôi thôi, biết bao nước mắt đã tưới cỏ trên sân. Ngày Xuân rảnh rỗi, chúng ta hãy cùng bàn về cái sự cầu thủ khóc nhè.

KHI VUI NƯỚC MẮT CHẢY TRÀN
Hình ảnh nào đáng nhớ nhất của đội CHDCND Triều Tiên tại World Cup 2010? Ít người nhớ đến bàn thắng mà họ ghi vào lưới Brazil như thế nào nhưng mọi người đều nhớ anh chàng Jong Tae Se khóc như mưa khi hát quốc ca trước trận ra quân (gặp Brazil). Trong lúc đồng đội hát quốc ca thì anh chàng “Rooney châu Á” này mặt nhăn nhó để cố ngăn tiếng nấc còn nước mắt thì đầm đìa. 

Những giọt nước mắt trên sân cỏ: Nam nhi thút thít vẫn là nam nhi

Jong Tae Se

Nhìn Jong, người ta liên tưởng đến một cậu bé khóc vì bị ăn đòn oan hơn là chiến binh chuẩn bị xung trận. Chẳng ai dám chê Jong là anh chàng mau nước mắt khi anh khóc vì xúc động trong lần đầu được chơi tại World Cup. Đến Franco Baresi còn khóc khi chia tay Milan hay Mourinho nước mắt giàn giụa khi chia tay Inter thì trách sao được Jong. Khóc vì xúc động thì người ta đồng tình.


CĐV M.U cũng sẽ nhớ mãi hình ảnh Ronaldo sau trận M.U thắng Chelsea tại chung kết Champions League tại Moscow 2008. Khóc như thế thì thật đúng với câu: “Cười như anh khóa hỏng thi, khóc như thiếu nữ được đi lấy chồng”. Sướng quá nên khóc đây mà.    


Chúng ta từng chứng kiến nhiều vụ va chạm mạnh trên sân khiến các cầu thủ đau. Nhưng dù đau đến muốn ngất thì họ cũng chỉ nhăn nhó chứ không mấy ai khóc thành tiếng. Riêng thủ môn Julio Sergio của Roma đã khiến khán giả nhà phải nhớ mãi khi anh “hai hàng châu sa” trong trận gặp Brescia (23/9/2010). 

Sau khi bị va chạm khiến mắt cá chấn thương, Sergio vẫn tập tễnh chạy về phía khung thành. Nhưng do đau quá nên thủ môn này đã khóc mếu máo nhìn rất tội nghiệp. CĐV Roma không hề chê anh mít ướt mà đánh giá cao hành động dù đau cũng quyết bảo vệ cầu môn. Khóc vì đau đớn nhưng không đầu hàng sẽ được thông cảm.

Còn chuyện khóc vì sung sướng khi đội nhà vô địch hay thăng hạng, trụ hạng là điều người ta thường thấy quá nhiều trên sân cỏ. CĐV Brazil không bao giờ quên hình ảnh Pele khi ông khóc trong lễ trao Cúp Vàng thế giới năm 1958 tại Thụy Điển. 

KHI BUỒN CŨNG ĐỂ HAI HÀNG LỆ RƠI
Một lý do phổ biến khiến nước mắt tràn sân cỏ là sau một trận thua đặt nhiều kỳ vọng. Sau khi River Plate (Argentina) bị xuống hạng lần đầu trong lịch sử (năm 2011), các cầu thủ ai cũng khóc và làm cả vạn khán giả trên sân nức nở theo. Cầu thủ và CĐV “dòng sông bạc” đã khiến nước mắt thật sự chảy thành sông. 


Hình ảnh Paul Gascoigne “ấm ức” tại BK World Cup 1990


CĐV có lẽ không bao giờ quên được giọt nước mắt của Paul Gascoigne khi ĐT Anh thua Đức tại bán kết Italy 1990 vì khi đó trông Gazza thật trẻ con đáng yêu. David Beckham cũng khiến nhiều cô gái mủi lòng khi khóc sau khi Tam Sư bị Bồ Đào Nha loại tại tứ kết World Cup 2006. Những giọt nước mắt này còn đắt hơn cả nước mắt trong các bộ phim tình cảm. 

Nhưng không phải giọt lệ nào trên sân bóng cũng được hoan nghênh mà nó còn có thể khiến cầu thủ đánh hỏng sự nghiệp. Năm 2008, Gallas được HLV Arsene Wenger tín nhiệm trao băng đội trưởng nhưng giọt nước mắt ngớ ngẩn trong trận gặp Birmingham (ngày 23/2) đã khiến Gallas phải trả giá. 

Khi trọng tài cho Birmingham hưởng quả penalty vào phút cuối (nhờ đó Birmingham gỡ hòa 2-2), Gallas thể hiện sự tức giận bằng cách đá vào biển quảng cáo rồi ngồi phịch xuống sân khóc. Các CĐV Tottenham vốn ghét Arsenal rất khoái cảnh này và họ bình luận: “Ối làng nước ơi, thủ quân Arsenal đã khóc để thể hiện sự dũng cảm kìa”. 

Quá hơn, họ còn đưa các lý do củ chuối khiến Gallas khóc như: Nhớ Chelsea, khiến trọng tài mủi lòng hay lo ngại ngày tận thế. Kể ra, đường đường là thủ quân một đội bóng đại gia lại ngồi khóc như bé gái bị mất búp bê thì cũng khó coi thật. Sau lần khóc vì ấm ức đó, Gallas còn ấm ức tiếp vì mất băng thủ quân rồi phải biến khỏi Arsenal mùa sau. Khóc thể hiện sự bất lực thì bị người ta ném đá.

TIẾNG NÓI CỦA KHOA HỌC
Từ “cảm hứng” là giọt nước mắt của Jong Tae Se, tạp chí Psychology of Men & Masculinity đã có nghiên cứu về chuyện khóc của giới cầu thủ. Họ đã dựa trên khảo sát của 1.500 cầu thủ ở các hạng đấu và kết luận: số cầu thủ mẫn cảm với khóc là 14% mà Cristiano Ronaldo là một điển hình.

Dạng cầu thủ này vui buồn quá độ là khóc hết. Trong các kiểu khóc trên sân cỏ, kiểu thút thít như chị em chiếm đông nhất (62%), tiếp đến chảy  nước mắt ràn rụa (26%) và kiểu khóc nức nở là 12%.

Để tránh cảnh khóc trước mặt công chúng, tạp chí khuyên cầu thủ sau trận (thời điểm hay khóc nhất) nên vào toilet để “hái hoa”. Hành động này giúp tâm lý cầu thủ bình tĩnh trở lại và quên mất việc khóc. Tạp chí này cũng cho rằng nếu có phải khóc sau trận thì cũng không có gì là hại vì khóc góp phần giúp cầu thủ giải tỏa ức chế hay hưng phấn quá độ. Hơn nữa, nước mắt còn giúp bảo vệ mắt đỡ tổn thương sau một trận đấu đầy mồ hôi và bụi.

  • Hồ Khuê, bongdaplus.vn


Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.