feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ

Giờ đây, khi đã đi xa Hà Nội, xa quê hương, tôi mới cảm thấy trân trọng những ngày Tết. Tôi nhận ra rằng Tết là khoảng thời gian thiêng liêng, đáng được trân trọng nhất trong năm của người Việt Nam.

Trời Berlin vào cuối tháng một năm nay lạ lắm. Không tuyết, không băng. Nhiệt độ cũng chỉ dao động vào khoảng 5 độ C thôi. Kèm theo đó là những đợt mưa phùn. Sao mà giống Hà Nội vậy!

Hà Nội những ngày cuối năm nhộn nhịp lắm. Đường phố được trăng đèn kết hoa, các cửa hàng, siêu thị đua nhau treo biển giảm giá, khuyến mãi. Học sinh, sinh viên truyền tai nhau về lịch nghỉ Tết. Đâu đâu trên phố phường ta đều có thể cảm nhận được không khí nhộn nhịp của những ngày Tết tại đất Hà Thành.

Năm nay tôi không thể cảm nhận được cái cảm giác đấy nữa. Tôi đã đi xa, cách Hà Nội thân yêu 14.000 km. Tôi nhớ Hà Nội, nhớ ngày Tết cổ truyền. Năm nay không được đi với những đứa bạn chí cốt, tôi cảm thấy trống rỗng trong lòng, cảm thấy như vừa mất một thứ gì đó quý giá vậy.

Tôi cũng nhớ những chiếc bánh chưng. Cả ông bà ngoại và bà nội tôi đều gói bánh chưng. Năm nào cũng vậy, tủ lạnh nhà tôi lại ngập tràn màu xanh đặc trưng của lá dong. Năm ngoái, bà nội đã dạy tôi cách gói và luộc một chiếc bánh chưng. Mặc dầu vậy, tôi cũng không tiếp thu được nhiều. Đối với tôi, những chiếc bánh chưng do chính tay ông bà tôi gói và luộc là ngon nhất.

Và cả những cây quất cành đào nữa. Đây thực sự là một đặc trưng của Tết Việt Nam. Năm ngoái thời tiết Hà Nội quá lạnh khiến cho xém chút nữa thì tôi phải đón một cái Tết không đào, không quất. Và rồi khi trời ấm lên, cây cối lại đâm chồi nảy lộc, bố và tôi đã đi mua về được một cây quất rất đẹp, còn phần trang trí do mẹ và em tôi đảm nhiệm.

Còn nhiều kỉ niệm về ngày Tết cổ truyền khác như mâm cơm đêm 30 Tết, xông đất, lì xì, bài tập Tết... Tất cả những hoạt động bình tưởng chừng rất đỗi bình thường của những ngày Tết giờ đây sao lại trở nên “xa xỉ” vậy? Tại sao? Tại ở Đức không có Tết Nguyên Đán. Tết ở đây, đường phố không được trang trí như ở Việt Nam, cũng không có chợ Tết. Chỉ có các cửa hàng, cửa hiệu tại Trung tâm Đồng Xuân mới bán bánh chưng, mứt Tết.

Vào ngày 15/1 vừa qua, đại sứ quán Việt Nam ở Đức cũng tổ chức Tết Nguyên Đán cho bà con Việt kiều ở Đức tại Viethaus. Sau đó mọi người lại quay trở lại nhịp sống bình thường vì ở đây, khái niệm Tết Âm lịch chỉ có trong cộng đồng người Á Đông mà thôi.

Giờ đây, khi đã đi xa Hà Nội, xa quê hương, tôi mới cảm thấy trân trọng những ngày Tết. Do chỉ là một cậu bé 15 tuổi, tôi trước đây cũng chỉ nghĩ đơn giản Tết là dịp cuối năm như Tết Tây của người phương Tây, cũng chỉ là khoảng thời gian để nhận tiền lì xì mà thôi.

Nhưng, theo thời gian, tôi lớn lên và nhận ra rằng Tết là khoảng thời gian thiêng liêng, đáng được trân trọng nhất trong năm của người Việt Nam. Tôi xin chúc các bạn độc giả của VnExpress nói riêng và toàn thể mọi người nói chung một năm Nhâm Thìn an khang, thịnh vượng và đạt được nhiều niềm vui mới trong cuộc sống.

  • Bạch Hải Ngọc, VNE


Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.