Tại sao truyền thuyết về đôi trai gái này cứ ray rứt mãi trong tôi. Đã một thời lũ thanh niên choai choai chúng tôi nằm dài bên bờ cát sông Đà để cùng nhau bàn luận, đã phẫn nộ về một Mỵ Châu bởi „Trái tim nhầm lẫn để trên đầu!” trong một bài thơ Tố Hữu đã viết như thế?
Bởi cứ nhắm mắt mà tưởng tượng, Cổ Loa Thành thời ấy sầm uất biết bao nhiêu, đất nước lúc đó chắc phải cường thịnh, mùa màng thắng lợi, quân đội hùng cường, và bên tai bạn chắc đang nghe được những tiếng hô vang dội và tiếng những tướng lĩnh chỉ huy dõng dạc tuyên thề.
Ngoài phố thì trai thanh gái tú dập dìu, xe ngựa đông như ngày hội…! Phải có như vậy nên mới làm cho tập đoàn phong kiến Phương Bắc hốt hoảng và run sợ. Để trừ mối hậu họa (có thể) từ Phương Nam chắc chúng phải họp bàn mưư kế. Giờ này lịch sử cũng chưa chứng minh được ai là kẻ khởi xướng ra âm mưu dùng Trọng Thủy (Hoàng Tử) và phái đòan tùy tùng gồm những người nào tháp tùng Trọng Thủy tới nước ta „làm con mồi”. Bởi theo như sức tưởng tượng của tôi, dù tài hoa đến bao nhiêu thì Trọng Thủy, một chàng trai mới hai mươi, hai mốt tuổi lại có thể làm nên „Lịch Sử” vinh quang cho dân tộc họ và sỷ nhục cho dân tộc ta. Hẳn là sau lưng hắn, những cận thần, người hầu kẻ hạ phải có một bậc thầy về chiến tranh Tình Báo mà Trọng Thủy chỉ là một bình phong, thậm chí hắn sẽ chẳng biết gì về những mưu ma chước quỷ của Cha Ông hắn. Truyền thuyết kể rằng Trọng Thủy trước khi từ giã Cổ Loa Thành còn tặng Mỵ Châu một bào lông ngỗng và nói với nàng rằng, nếu chiến tranh giữa hai nước xảy ra thì biết tìm em ở đâu.. Đứng trên quan điểm của Trọng Thủy thì ta hình dung thấy hắn phải là người có bộ mặt ghê tởm, lạnh lùng, lỳ lợm và tuổi đời không thể trên dưới 20 và biết rất rõ về hành động của mình và hắn phải là trưởng lưới điệp báo này?
Điều này khó chấp nhận về những tình tiết về sau, nhưng những nhà văn nhà viết kịch bản Việt Nam đều triển khai chi tiết này để đưa lên sân khấu làm cho người xem tăng thêm „thù hận” với Mỵ Châu. Theo tôi, chúng ta cứ thử hình dung sang một khía cạnh khác, rằng chiếc áo lông ngỗng ấy là có thực và Trọng Thủy tặng Mỵ Châu là thực, thì đây là chiếc áo rất quý hiếm của người Phương Bắc, với tấm lòng chân thật của mình mà Trọng Thủy đem tặng cho người yêu khuynh thành thuở ấy là nàng Mỵ Châu của chúng ta. Còn câu nói kia phỏng có thích hợp không khi mà tình yêu đang chiếm cứ lòng họ.
Trên góc độ các bạn trẻ hãy cho tôi một câu trả lời xem câu nói bóng gió về chiến tranh giữa hai nước có thể được thốt ra ở Trọng Thủy không và nếu có thì đó có phải là câu nói của một nhà tình báo lỗi lạc không. Và tôi tin Trọng Thủy sẽ chẳng thể thốt ra được lời nói ấy?
Còn về Mỵ Châu, đứng trên góc độ của một chính trị gia thì Tố Hữu có thể nhận xét về Mỵ Châu như câu thơ trên, nhưng đứng trên góc độ một thi sỹ thì tôi cho rằng đó không phải là tâm hồn một thi sỹ. Tính nhân văn ở đây vô tình đã khóac lên người Mỵ Châu một bản án Tử Hình vì hai tội: Phản Quốc và Giết Cha?
Không, dưới con mắt của tôi nàng Mỵ Châu thật có một tình yêu chân thật và trong trắng, đáng kính trọng. Bởi cái chết của Trọng Thủy, nhảy xuống giếng tự vẫn đã chứng minh được điều đó. Có người nói đó là sự ân hận cuối cùng của một đời tên gián điệp? Không thưa các bạn, Trọng Thủy sẽ không nhảy xuống giếng để tự tử nếu hắn là người không chứa trong lòng một tình yêu chân thật và trắng trong. Đặt trên cương vị là các bạn khi đã thoát ra khỏi cơn khủng hoảng „thất tình” đầu tiên thì những cuộc thất tình tiếp nối liệu có thể xui khiến các bạn có ý ghi tự tử không? Chắc chắn rằng không. Ở đây tôi muốn nói, Trọng Thủy phải là người ăn chơi trác táng có quá nhiều mối tình, điều này để sẽ phản bắc cái chết của Trọng Thủy.
Vậy thì thiên tình sử của Mỵ Châu – Trọng Thủy là thiên tình ca tráng lệ và lòng thủy chung vô bờ của họ. Nếu có lên án thì trước hết hãy lên án những kẻ cầm quyền Phương Bắc, họ âm mưu đẩy con em họ vào chỗ chết với lòng tham mở rộng quốc gia và bắt người khác phải làm nô lệ. Nếu có lên án thì hãy lên án triều đình Cổ Loa đã thiếu cảnh giác bởi tưởng rằng mình đã hưng thịnh và rằng chẳng có kẻ thù nào dám dòm ngó và điều sau cùng bài học cho tất cả chúng ta phải thức tỉnh, như lời một lãnh tụ Trung Quốc nói:” Chẳng có bạn bè vĩnh viễn và cũng chẳng có kẻ thù vĩnh viễn”!
Xin lỗi các bạn của tôi đã khơi dậy trong các bạn một phút suy từ từ một mối tình!
MẤY SUY TƯ TỪ MỘT MỐI TÌNH
Tiện ích
Phông chữ
- Font Size
- Default
- Chế độ đọc