feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ

Do không có ứng cử viên nào thực sự vượt trội, nên gần như chắc chắn sẽ phải có hai vòng bầu cử (dự kiến vào ngày 5/5 tới)

So với các cuộc bầu cử Tổng thống Pháp trước đây, cuộc bầu cử lần này có nhiều điểm khác biệt khiến giới phân tích rất khó dự đoán kết quả vòng 1, chứ chưa nói đến kết quả chung cuộc. Các cuộc điều tra dư luận đưa ra nhiều con số khác nhau như tung hỏa mù cho dư luận. Tất cả khiến cuộc bầu cử tổng thống tại Pháp sắp tới thêm phần kịch tính.

Lúc này, cuộc vận động tranh cử đang đi vào giai đoạn nước rút, kết quả thăm dò thay đổi từng ngày, tất cả các ứng cử viên đều tập trung toàn tâm và lực để tạo hình ảnh đẹp cho cử tri. Do không có ứng cử viên nào thực sự vượt trội, nên gần như chắc chắn sẽ phải có hai vòng bầu cử (dự kiến vào ngày 5/5) để phân định người chiến thắng cuối cùng. Cơ hội rộng mở hơn, bởi về thứ 3 hay thứ 4 cũng đóng vai trò quan trọng trong việc mặc cả khi liên minh với một trong hai ứng cử viên chính là ông Sarkozy hay ông Hollande.

Hai ứng viên Hollande và Sarkozy

Điểm khác đáng chú ý nhất trong cuộc bầu cử lần này tại Pháp so với những cuộc bầu cử trước là lần đầu tiên, tổng thống đương nhiệm tái tranh cử trong thế bất lợi. Nguyên nhân là do 5 năm nhiệm kỳ của ông Nicolas Sarkozy bị đánh giá là không thành công, khi tỉ lệ nợ công gia tăng nặng nề, thất nghiệp tăng cao, tăng trưởng suy giảm, xã hội bất ổn hơn.

Các cuộc thăm dò dư luận mới nhất đều cho thấy ông Sarkozy ít điểm hơn so với ứng cử viên của đảng Xã hội Francois Hollande. Tuy nhiên, giới phân tích cho biết mức phiếu mà hai ứng cử viên đi đầu có thể đạt được lại nằm trong đúng giới hạn “không chính xác” của thăm dò dư luận, tức là xấp xỉ mức 30%. Do đó, có thể nói cho đến giờ phút này, chưa thể có những dự đoán chính xác về người về đầu, thứ hai hay thứ ba trong vòng 1, khác hẳn với những cuộc bầu cử trước - vốn đã có thể xác định thế cờ từ trước cuộc bầu cử khoảng 3 tuần.

Trong các cuộc bầu cử trước, đại diện phái trung tâm (hay còn gọi là trung dung) thường chắc chắn về thứ 3 với số phiếu khoảng trên dưới 15%. Nhưng lần này, ông Francois Bayrou của phe trung dung khó có thể đảm bảo vị trí thứ 3 và dự kiến chỉ có thể giành được gần 10%.

Cái khó lớn nhất của ông Sarkozy lần này là dường như ông không có đồng minh, để có thể tập hợp lá phiếu cho vòng 2. Bởi hai ứng cử viên phe trung tâm và cực hữu gần đảng Liên minh vì phong trào nhân dân của ông Sarkozy là bà Marine Le Pen và ông Francois Bayrou đều chỉ trích tổng thống đương nhiệm rất mạnh. Nhưng điều đó lại không có nghĩa là ứng cử viên đảng Xã hội Francois Hollande có thể tập hợp được đủ số phiếu cần thiết. Tất cả cho thấy chưa thể xác định rõ ràng sự dồn phiếu cho vòng 2.

Bối cảnh tình hình đất nước khó khăn về kinh tế, bất ổn về chính trị đang gây ra hai tác động tưởng như trái ngược đối với nền chính trị Pháp: Thứ nhất, là làm lu mờ vách ngăn sâu sắc truyền thống giữa phe tả và hữu tại Pháp bởi cuối cùng quan trọng là các đảng, các ứng cử viên phải có đề xuất làm an lòng người dân về an ninh và an sinh. Nhưng mặt khác, cũng chính bối cảnh đó lại làm chia rẽ các cử tri Pháp thành phe những người tiếp tục bảo vệ tiến trình hội nhập, mở cửa của nước Pháp hay nghiêng về chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa bảo hộ…

Nhà phân tích Serge July cho rằng bầu chọn cho ông Sarkozy sẽ là những người dân nghi ngờ sự hội nhập châu Âu: “Ông Sarkozy đã có nhiều ý tưởng có hại cho sự hội nhập, xây dựng Liên minh châu Âu từ 10 năm qua. Mới nhất, hôm chủ nhật vừa qua, ông lại nói về Ngân hàng Trung ương châu Âu, khác biệt với những gì ông đã cam kết với Thủ tướng Đức về vai trò của ngân hàng này. Dường như ông Sarkozy càng cố gắng có quan điểm mạnh mẽ trong Liên minh châu Âu thì hình ảnh của ông lại càng được hiểu là không ủng hộ tiến trình hội nhập và xây dựng khu vực. Do đó, ông Sarkozy được xem là sự lựa chọn của những người nghi ngờ các giá trị của EU”.

Trong khi đó, cuộc bầu cử tổng thống càng đến gần, nhận thấy tâm lí của giới trẻ tại Pháp có phần thờ ơ và chán nản. Nhiều người cho rằng thế hệ của họ bị bỏ rơi khi cương lĩnh chính trị của các ứng cử viên về vấn đề việc làm cho thanh niên chưa đủ thuyết phục.

Chị Ophelie Latil - một người tự cho mình thuộc “thế hệ bấp bênh” nói: “Thế hệ chúng tôi được đầu tư học hành tốt. Chúng tôi cũng nhận được nhiều lời hứa hẹn, rằng khi ra trường sẽ được hưởng mức lương thế này, đối đãi thế kia. Nhưng cuối cùng là tình trạng thất nghiệp tăng mạnh, số lượng tốt nghiệp quá nhiều, khiến cơ hội có việc làm, hay thậm chí kiếm một vị trí thực tập rất khó khăn”.

Sẽ là không quá lời nếu nói rằng cuộc bầu cử tổng thống Pháp lần này đồng nghĩa với một thử thách đối với những nỗ lực lấy lại vị thế cường quốc đã lu mờ của nước Pháp, thử thách những giá trị truyền thống mà nước Pháp bảo vệ lâu nay là “Tự do- Bình đẳng- Bác ái”./.

  • Thùy Vân - Đào Dũng/Từ Paris, VOV

Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.