feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ

Một quan chức thuộc chính phủ Ý nói; “Thà rời khu vực đồng tiền chung còn hơn chịu 30 năm khốn khổ.” Có thể đến lúc người Đức nên cân nhắc về việc này.

Tóm tắt:

Cuộc khủng hoảng nợ hiện nay bộc lộ ra quá nhiều yếu điểm của cấu trúc khu vực đồng tiền chung châu Âu.

Châu Âu thiếu một tổ chức đủ mạnh để giải quyết các vấn đề trong khu vực

Đức quá khác biệt với nhóm nền kinh tế còn lại thuộc eurozone, đến lúc Đức nên cân nhắc về việc rời khỏi khu vực?

Cuộc khủng hoảng hiện nay đã làm được nhiều hơn việc cho thấy thiết kế ban đầu của khu vực đồng tiền chung châu Âu đã sai lầm, đúng theo cái mà các chuyên gia phân tích đã chỉ ra. Ngoài ra, cuộc khủng hoảng còn làm lộ ra việc mất niềm tin chứ chưa nói đến sự chia sẽ giữa những người buộc phải tồn tại cùng nhau trong một cuộc “hôn nhân” gượng ép.

Tôi biết đến mức độ tan rã của khu vực không phải bởi sự từ chức của ông Jürgen Stark khỏi hội đồng của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) hay bởi khả năng Hy Lạp gần vỡ nợ hay những biện pháp hạn chế mà tòa án Đức mới đưa ra, tôi nắm được mọi chuyện nhờ chuyến đi tới Rome.

Một nhà hoạch định chính sách Italy nói với tôi: “Chúng tôi đã phải từ bỏ đi lạm phát thấp, quyền hạ giá đồng tiền để đổi lấy lãi suất thấp, và nay chúng tôi thậm chí còn chẳng thể có nổi điều này. Một số người nghĩ rằng chúng tôi đã gia nhập một liên minh tiền tệ, tuy nhiên Italy không phải Latvia. Thà rời khu vực đồng tiền chung còn hơn phải chịu 30 năm khốn khổ.” Tuyên bố này thể hiện sự mất niềm tin vào cả dự án khu vực đồng tiền chung châu Âu và các nước đối tác.

Trong cuộc họp báo mới đây nhất, ông Jean-Claude Trichet, chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), nói đến thành tích lạm phát thấp của ngân hàng, tốt hơn nhiều nếu so với Ngân hàng Trung ương Đức (Bundesbank).

Tuy nhiên môi trường lạm phát thấp che giấu đi thực tế có rất nhiều yếu tố mất cân bằng tồn tại trong khu vực đồng euro và việc các nhà hoạch định chính sách thiếu công cụ để giải quyết nó.

Kết quả, việc một chính phủ vỡ nợ, khu vực đồng tiền chung châu Âu tan rã hay cả hai hoàn toàn có thể hiểu được. Chúng ta đang chứng kiến sự tác động lẫn nhau giữa nỗi sợ mất thanh khoản, mất khả năng thanh toán trên phạm vi quốc gia và căng thẳng tài chính.

Khu vực đồng tiền chung châu Âu thiếu một tổ chức cần thiết, một Ngân hàng Trung ương đủ khả năng và sẵn sàng hành động trong vai trò ngân hàng cho vay cuối cùng trên tất cả các thị trường, một quỹ giải cứu đủ lớn để đảm bảo thanh khoản trên các thị trường trái phiếu cũng như cách thức giải quyết các vụ mất thanh khoản và khủng hoảng ngân hàng.

Thiếu các tổ chức mạnh, thái độ và chính sách của từng nước trở nên cực kỳ quan trọng. Cùng với nhiều người khác, tôi ngưỡng mộ họa động tái thiết về chính trị và kinh tế của Đức sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai và một lần nữa là sau khi tái thiết đất nước, cam kết bình ổn kinh tế và xuất khẩu hàng hóa chất lượng cao.

Thật không may, như vậy vẫn chưa đủ. Các nhà hoạch định chính sách kinh tế Đức vẫn khăng khăng nhìn thế giới bằng lăng kính của một nền kinh tế nhỏ, cởi mở và có khả năng cạnh tranh cao.

Tuy nhiên, khu vực đồng tiền chung châu Âu không phải nền kinh tế nhỏ, cởi mở; nó là nền kinh tế lớn và đóng kín. Mỗi đất nước trong liên minh này cần phải cung cấp thị trường cho nhóm có tín nhiệm tín dụng kém hơn khi nhóm nước này không thể giải quyết được thâm hụt của mình.

Nếu lĩnh vực tư nhân không mang đến đủ nguồn tài chính, lĩnh vực công cần phải làm việc này. Nếu lĩnh vực công thất bại, hàng loạt các vụ phá sản sẽ xảy ra. Chắc chắn lĩnh vực tài chính bị hủy hoại và xuất khẩu của nhiều nước, tất nhiên, không thể tăng trưởng.

Lãnh đạo của Đức đã không thể giải thích được sự thật này tại nước Đức, vì vậy họ không thể giải quyết được cuộc khủng hoảng hiện tại. Thay vào đó, họ cuốn vào ảo tưởng rằng mọi người đều có thể đứng ra cho vay. Đối với nhóm nền kinh tế nhỏ như Latvia hay Ireland, việc có lại khả năng cạnh tranh và tăng trưởng thông qua giảm phát có thể phát huy tác dụng.

Đối với nền kinh tế lớn như Italy, để làm được điều này quá khó. Ông Wolfgang Schäuble, Bộ trưởng Tài chính Đức, có thể kêu gọi thực hiện các biện pháp thắt chặt chính sách, tuy nhiên cuối cùng mọi chuyện cũng sẽ không xảy ra.

Tồi tệ nhất, ECB sẽ đứng ra đảm bảo thanh khoản cho các chính phủ và tổ chức tài chính không hạn chế.

Điều gì sẽ xảy ra nếu chính phủ Đức quyết định không thể hỗ trợ chương trình táo bạo như vậy?ECB nên tiếp tục với những gì đang làm hơn là việc để một vụ sụp đổ xảy ra. Sẽ tùy thuộc vào Đức quyết định xem có rời khu vực đồng tiền chung châu Âu, có thể cùng với Áo, Hà Lan hay Phần Lan.

Người Đức nên ý thức rằng nếu họ rời đi, tỷ giá đồng tiền sẽ tăng lên, lợi nhuận của các công ty xuất khẩu Đức đi xuống, cú sốc tài chính lớn sẽ xảy đến, GDP sụt giảm sâu.

Đức hoàn toàn nắm quyền phủ quyết với các nỗ lực mở rộng kênh hỗ trợ tài khóa chính thức. Tuy nhiên chính phủ Đức đang mất kiểm soát với chính Ngân hàng Trung ương nước này.

Trong cuộc khủng hoảng có khả năng đe dọa châu Âu và thế giới đến như vậy, một tổ chức châu Âu với khả năng hành động trên phạm vi như vậy nên hành động theo hướng đó, bởi nếu không sẽ còn phải trả giá đắt hơn. Nó sẽ tạo ra một cuộc khủng hoảng chính trị, tuy nhiên còn tốt hơn cuộc khủng hoảng tài chính sẽ đến nếu người ta không cố gắng.

Cuối cùng, Đức cần phải chọn giữa một khu vực đồng tiền chung châu Âu hoàn toàn khác biệt với nước Đức mà nước này kỳ vọng hoặc chẳng có khu vực đồng tiền chung châu Âu nào cả. Tôi biết người Đức rất ghét bị đẩy vào một vị thế mà họ phải lựa chọn như thế này. Nhưng họ phải làm vậy. Thủ tướng Đức nên quyết định, một cách rõ ràng và cởi mở.

Tác giả bài viết là kinh tế gia Martin Wolf, cây viết nổi tiếng của Financial Times.

  • Ngọc Diệp Theo TTVN

Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.