feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ

Có vẻ như người Ấn Độ đang bắt đầu tiến đến gần hơn mục tiêu tìm kiếm mô hình phát triển tối ưu đó, với hình mẫu là nền kinh tế số một châu Âu – nước Đức.

 

Nếu như có một gã khổng lồ say ngủ nào thuộc diện lớn nhất trên thế giới ở thời điểm hiện tại, thì đó phải là Ấn Độ. Thực ra, nền kinh tế thứ ba châu Á này được xem là đã tỉnh giấc cách đây hơn hai mươi năm, khi Ấn Độ mở cửa đất nước và phát triển nền kinh tế theo hướng thị trường, và nhiều người dự báo trong khoảng hai mươi năm nữa nó có thể vượt qua Trung Quốc để trở thành nền kinh tế số một châu Á.

Nhưng thực tế, Ấn Độ vẫn còn đang trong giai đoạn mơ màng sau khi tỉnh giấc, khi quốc gia này vẫn chưa thể tìm ra một mô hình phát triển tối ưu để có thể phát huy hết tiềm năng khổng lồ của mình. Và giờ đây, có vẻ như người Ấn Độ đang bắt đầu tiến đến gần hơn mục tiêu tìm kiếm mô hình phát triển tối ưu đó, với hình mẫu là nền kinh tế số một châu Âu – nước Đức.

Một điều có vẻ khó tin nhưng lại đang là một thực tế ở Ấn Độ, đó là khác với hầu hết các nền kinh tế lớn nhất châu Á và trên thế giới, nước này vẫn chưa tìm ra một công thức phát triển kinh tế tối ưu nhất cho mình. Hầu hết các đời thủ tướng Ấn Độ trong khoảng gần 20 năm trở lại đây đều tập trung xây dựng những nền tảng vững chắc cho nền kinh tế hơn là vạch ra một hướng đi sáng giá cho đất nước đông dân thứ hai thế giới này.
Nói cách khác, người Ấn Độ cần một Lý Quang Diệu cho riêng mình nếu như thực sự muốn nền kinh tế và đất nước cất cánh. Và sau 10 năm cầm quyền đầy thành công của cựu thủ tướng Manmohan Sighn, trong đó nền tảng của nền kinh tế được ổn định một cách vững chắc, thì chưa khi nào người Ấn Độ lại khao khát một mô hình tăng trưởng mạnh mẽ như thời điểm hiện tại – khi tất cả đã chín muồi.

Sở dĩ có sự chậm trễ trong việc vạch ra một chiến lược phát triển tối ưu này, trong khi hầu hết các nền kinh tế lớn của châu Á khác như Trung Quốc, Nhật Bản hay Hàn Quốc đều đã tìm được lối đi cho riêng mình, là vì sự khác biệt lớn giữa các điều kiện của Ấn Độ với các nước trên. Nếu như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc hay những nền kinh tế mới nổi khác ở châu Á như Đài Loan hay Singapore đều ít nhiều tăng trưởng dựa trên mô hình một chính phủ cứng rắn và cương quyết, thì ở Ấn Độ lại không như vậy.

Nền dân chủ đại nghị đậm chất Anh quốc của Ấn Độ không cho phép New Delhi làm những điều tương tự. Nếu như ở Trung Quốc, Bắc Kinh đủ quyền lực để kiềm chế tiền lương để hạ giá nhân công, thu hồi đất sản xuất để phát triển sản xuất và đô thị hóa, và bán tài nguyên với giá rẻ - vốn là những yếu tố mấu chốt nhất để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - thì chính phủ Ấn Độ lại không được phép làm như vậy. Sự khác biệt đó, cùng điều kiện văn hóa đặc thù đã không cho phép Ấn Độ đi theo con đường của những con rồng, con hổ châu Á khác.

Và khi không thể tìm được mô hình phát triển ở châu Á, thì Ấn Độ chỉ còn cách hướng về châu Âu – nơi về một phương diện nhất định có nhiều sự tương đồng với thể chế dân chủ đậm chất phương Tây của Ấn Độ. Và mô hình đang được New Delhi nhắm tới đang là mô hình của kinh tế Đức – nền kinh tế số một châu Âu hiện nay. Kinh tế Đức sở dĩ được người Ấn Độ chú ý, là vì nó có nhiều điểm chung với kinh tế Ấn Độ hiện nay.

Khác với hầu hết các nền kinh tế lớn khác của châu Âu như Anh hay Pháp vốn có cơ sở hình thành từ cách đây rất lâu, kinh tế Đức ở thời điểm hiện tại là kết quả của việc tái thiết sau thế chiến thứ hai, tức là mới cách đây khoảng 70 năm. Nghe thì có vẻ lâu, nhưng thực tế kinh tế Đức mới bắt đầu tìm được hướng đi từ giữa những năm 50 của thế kỷ 20, và điều này đồng nghĩa với nền kinh tế Đức hùng mạnh hiện nay mới có khoảng hơn 50 năm xây dựng, tức vẫn còn khá non trẻ.

Và thực tế hiện nay đã chứng tỏ, nó ưu việt hơn so với những nền kinh tế có nền tảng từ cuối thế kỷ 19 như Anh hay Pháp. Và Ấn Độ đang muốn tiếp thu mô hình này vào nền kinh tế thị trường cũng còn rất non trẻ của mình.

Trên thực tế, con đường mà người Đức đã đi hơn 50 năm trước cũng đang giống với con đường mà người Ấn Độ đang đi ở thời điểm hiện tại. Trong những năm 50, 60 của thế kỷ 20, khi mà các quốc gia châu Âu khác đang lên cơn sốt với lý thuyết để các doanh nghiệp quốc doanh điều phối một phần nền kinh tế do ảnh hưởng từ lý thuyết kinh tế của Liên Xô, thì người Đức lại chọn một hướng đi khác khi tôn trọng tuyệt đối các nguyên lý của nền kinh tế thị trường.

Thay vì hình thành các doanh nghiệp quốc doanh như Anh hay Pháp, thì người Đức khuyến khích thành lập các doanh nghiệp tư nhân và cạnh tranh khốc liệt. Và thực tế hiện nay đã chứng minh cách làm của người Đức là đúng đắn khi nền kinh tế non trẻ ấy đang vượt trên tất cả các nền kinh tế khác ở châu Âu.

Điều này tương hợp một cách kỳ lạ với bức tranh kinh tế châu Á hiện nay, trong khi tất cả các nền kinh tế lớn khác ở châu Á chọn cách phát triển dựa trên sự hỗ trợ đặc biệt của các chính phủ mà Trung Quốc là điển hình, thì Ấn Độ lại chọn cách xây dựng một nền kinh tế với xương sống là các doanh nghiệp tư nhân và hướng đến cạnh tranh.

Không phải ngẫu nhiên khi chuyến công du nước ngoài đầu tiên của thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sau khi nhậm chức lại là đến Đức – nơi được xem sẽ cung cấp cho vị thủ tướng mà nhiều người Ấn gọi là một Lý Quang Diệu thứ hai này một khóa học cần thiết để bắt đầu cải tổ nền kinh tế Ấn Độ. Với mô hình phát triển đặc trưng này, nước Đức đã từ chỗ một quốc gia bại trận và bị chia cắt với một nền kinh tế bị tàn phá nghiêm trọng để trở thành nền kinh tế hùng mạnh nhất châu Âu; thì tại sao một Ấn Độ với những tiềm năng khổng lồ của mình lại không thể làm điều tương tự ở châu Á.

Nhàn Đàm (theo Bloomberg)


Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.