Đối với những trẻ em tị nạn tại Đức, Bộ Nội vụ nước này mới đây cho hay gần 6.000 trẻ tị nạn và trẻ vị thành niên đã bị báo cáo là mất tích tại Đức trong năm 2015 trong bối cảnh những kẻ buôn người và tội phạm ráo riết “tìm kiếm” từ dòng người di cư ồ ạt vào châu Âu.
Đối với những số liệu thống kê trên của Bộ Nội vụ Đức đã làm dấy lên nỗi lo ngại rằng những trẻ em di cư sang châu Âu sẽ biến thành mồi ngon cho tội phạm buôn người đang hoành hành.
Trước dòng người di cư ồ ạt đổ vào Châu Âu hiện nay, cùng với đó là hệ thống đăng ký của châu Âu còn thô sơ và bị quá tải nên không có một số liệu rõ ràng về số lượng trẻ em đã tới biên giới các nước châu Âu cũng như sự khó khăn trong việc theo dõi chặt chẽ hành trình của các em. Một số em đã không đăng ký với cơ quan chức năng vì vậy người ta cũng nghi ngờ số trẻ em đó đã rơi vào tay của những kẻ buôn người, trong khi những trẻ em khác cũng đối mặt với nguy cơ bị bọn tội phạm làm hại.
Trong khi đó, EU ước tính “ít nhất 10.000 trẻ em tị nạn biến mất” sau khi đến châu Âu. Ít nhất 2.000 trẻ em khác không có người lớn đi kèm thì đã bị mắc kẹt ở Hy Lạp, một số em phải lang thang trên đường phố sau khi con đường bộ để đi về Tây Âu bị đóng lại.
Bà Sarah Crowe, người phát ngôn của UNICEF về người tị nạn và nhập cư tại châu Âu cho biết: "Tất nhiên, những đứa trẻ không có người lớn đi kèm có nhiều nguy cơ bị những kẻ buôn người làm hại hơn. Trong quãng đường di cư, các em không biết tiếng để giao tiếp, không tiếp cận được thông tin cần thiết và sẽ thành mồi ngon cho bọn buôn người"
Trong khi đó, theo Bộ Nội vụ Đức, đa phần các trẻ em được xác định mất tích đến từ Syria, Afghanistan, Eritrea, Morocco và Algeria. Trong số đó có khoảng 550 trẻ dưới 14 tuổi.
Trước đó, một nhóm các nước thuộc Nghị viện châu Âu đã lên tiếng cảnh báo chính phủ các nước châu Âu rằng trẻ em tị nạn không được bảo vệ và có nguy cơ trở thành nạn nhân của những băng nhóm tội phạm xuyên Châu Âu – những kẻ có thể lợi dụng trẻ em hành nghề mại dâm, làm nô lệ, tham gia buôn bán ma túy hoặc để lấy nội tạng. Tuy nhiên, Bộ Nội vụ Đức cho biết chính phủ nước họ không có bằng chứng cho thấy những trẻ tị nạn ở Đức đang bị lợi dụng.
Theo bà Lily Caprani, Phó Giám đốc điều hành UNICEF tại Anh, trách nhiệm giải quyết nạn buôn người phải được chia sẻ trên khắp châu Âu, bởi ngay cả các nước không có lượng lớn người tị nạn cũng có thể là điểm đến của những trẻ em bị mắc kẹt do mạng lưới tội phạm ở những quốc gia khác.Tuy nhiên, điều mà cộng đồng quốc tế và những người tị nạn giờ đây mong muốn, đó là sự quan tâm của các quốc gia tiếp nhận người tị nạn đối với những đối tượng dễ bị tổn thương nhất, giúp họ có cơ hội được chăm sóc, nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống mới khi vượt qua hành trình đầy nguy hiểm để đến với miền đất hứa.
BT ANTD
6.000 trẻ tị nạn mất tích tại Đức ra sao?
Tiện ích
Phông chữ
- Font Size
- Default
- Chế độ đọc