Chính sách giải quyết cuộc khủng hoảng người di cư ở Đức tiếp tục gây ra những bất đồng và tranh cãi trong liên minh cầm quyền, trong khi đa số dân chúng Đức hoài nghi khả năng giải quyết được cuộc khủng hoảng người di cư hiện nay.
Phát biểu với tờ Tấm gương ngày 16/1, ông Horst Seehofer, Chủ tịch đảng Liên minh Xã hội cơ đốc giáo (CSU) - đảng liên kết với Liên minh Dân chủ cơ đốc giáo (CDU) của Thủ tướng Merkel, đã đưa ra tối hậu thư buộc bà Merkel phải thay đổi chính sách hiện nay về người di cư.
Theo vị Thủ hiến bang Bayern, CSU yêu cầu Chính phủ liên bang Đức trong vòng 14 ngày tới phải tái thiết lập trật tự luật pháp ở khu vực biên giới. Nếu không thực thi, chính quyền bang Bayern sẽ đệ đơn kiện Chính phủ của bà Merkel lên Tòa án Hiến pháp liên bang.
Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính bang Bayern, ông Markus Söder, kêu gọi đưa chính sách người di cư của Đức ra biểu quyết trước Quốc hội nước này, cho rằng đường lối hiện nay của bà Merkel là không phù hợp với nền dân chủ.
Ông Söder, người được cho sẽ kế nhiệm ông Seehofer lãnh đạo CDU, nhấn mạnh "khi Đức triển khai một vài binh sĩ ra nước ngoài đều phải thông qua biểu quyết ở Quốc hội, và khi tiếp nhận trên 1 triệu người, Quốc hội cũng cần phải đưa ra quyết định cuối cùng."
Trong khi đó, Thủ hiến bang Hessen, ông Volker Bouffier thuộc đảng CDU đã lần đầu tiên bày tỏ hoài nghi về chiến lược giải quyết khủng hoảng người di cư quy mô châu Âu của bà Merkel. Theo ông có thể phải tìm giải pháp mới khi các nước châu Âu không ủng hộ một giải pháp chung.
Trước đó, hai chính trị gia SPD là cựu Thủ tướng Gerhard Schröder và Thủ hiến bang Niedersachsen, ông Stephan Weil cũng đã lên tiếng chỉ trích chính sách "thiếu thực tế" của bà Merkel.
Chủ tịch SPD Sigmar Gabriel cũng kêu họi nữ Thủ tướng Đức thực tế hơn khi ứng phó với cuộc khủng hoảng người di cư hiện nay. Trong khi đó, Chủ tịch Nghị viện châu Âu Martin Schulz cũng yêu cầu đẩy nhanh tốc độ xử lý hồ sơ tị nạn cũng như cho hồi hương những người bị từ chối.
Trong khi đó, theo một cuộc thăm dò dư luận của kênh truyền hình Đức ZDF, có tới 60% số người được hỏi nói rằng Đức không thể giải quyết ổn thoả cho số người tị nạn ngày càng gia tăng vào nước này. Hồi tháng 12/2015, tỷ lệ này chỉ ở mức 46%.
Theo kết quả thăm dò, có tới 56% số ý kiến được hỏi đánh giá Thủ tướng Merkel không làm tốt phận sự liên quan tới cuộc khủng hoảng người di cư, trong khi chỉ có 39% đánh giá tích cực.
Đa số người được hỏi bày tỏ lo ngại việc tiếp nhận ồ ạt người di cư cũng kéo theo tình trạng tội phạm hình sự gia tăng, đồng thời yêu cầu siết chặt luật trừng phạt và trục xuất người tị nạn phạm tội về nước. Cũng theo cuộc thăm dò, chỉ có 44% vẫn tin tưởng vào khả năng chèo lái của Thủ tướng Merkel trong cuộc khủng hoảng di cư hiện nay./.Áo tạm ngừng thực thi Hiệp ước Schengen
Cũng liên quan đến cuộc khủng hoảng di cư tại châu Âu. Áo đã tuyên bố tạm ngừng thực thi Hiệp ước Schengen về miễn thị thực giữa 22 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) và 4 quốc gia ngoài EU.
Theo đó, Áo sẽ siết chặt kiểm soát biên giới và kiểm tra từng người nhập cảnh; tăng cường kiểm tra người di cư và trục xuất những người không có quyền tị nạn.Từ nay, bất kỳ ai muốn nhập cảnh vào Áo đều phải xuất trình thẻ căn cước hợp lệ tại các trạm kiểm soát biên giới. Điều này đi ngược lại với quy định của Hiệp ước Schengen, cho phép công dân có thể đi lại giữa các nước trong khối mà không cần phải trải qua bước kiểm soát tại biên giới.
Động thái lần này của Áo được đưa ra giữa lúc mỗi ngày Đức phải trao trả hàng trăm người di cư xâm nhập vào Đức từ Áo. Số người di cư bị đưa lại Áo đã tăng từ 60 người/ngày vào tháng 12/2015 lên 200 người/ngày kể từ đầu năm 2016.Trước Áo, Đan Mạch và Thụy Điển cũng đã có những biện pháp nhằm siết chặt kiểm soát người nhập cảnh vì lo ngại các nguy cơ mất an ninh do dòng người di cư ồ ạt./.
BT, ANTD
Liên minh cầm quyền ở Đức bất đồng về chính sách người di cư
Tiện ích
Phông chữ
- Font Size
- Default
- Chế độ đọc