feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ

Nước Đức vẫn than phiền về các đối tác chi tiêu hoang phí châu Âu của họ và do dự khi tố thêm những gói cứu trợ tài chính.

Châu Âu đã chính thức bước vào thời kỳ suy thoái dài nhất kể từ khi hệ thống tiền tệ chung của họ được đưa vào sử dụng năm 1999. Nhưng tại Stuttgart, Đức, nơi khai sinh công nghệ xe hơi và là trái tim của động cơ xuất khẩu của nước Đức, số GDP trên mỗi đầu người là 84.000 USD, hơn gấp đôi so với Berlin.

Ở Stuttgart, các công ty Mittelstand nổi tiếng của Đức (Mittelstand: thuật ngữ chung bao hàm những công ty xuất khẩu do gia đình làm chủ, cỡ nhỏ hay cỡ trung) sản xuất nhiều về số lượng hơn là chất lượng, các bộ phận xe hơi, laser, máy móc kỹ thuật cao và dụng cụ y khoa.

Những công ty này tuyển dụng 60% nhân công nước Đức và chiếm hơn một nửa sản lượng kinh tế Đức. Từ khi biến động đồng euro bắt đầu xảy ra cách đây ba năm, nước Đức giàu có là quốc gia duy nhất hưởng thụ sự phát triển kinh tế cao hơn và nạn thất nghiệp thấp hơn so với các quốc gia khác. Họ đã chi ra 73 tỷ USD cứu trợ cho các quốc gia như Hy Lạp và Cyprus, đồng thời hoặc ngấm ngầm hoặc công khai hậu thuẫn hàng trăm tỷ đôla bổ sung thêm để cơ cấu lại những khoản nợ và những nỗ lực kích thích bởi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).

Sự am hiểu quy ước giữa các sự cố biến động kinh tế ngoài nước Đức, khiến Đức phải tiếp tục cam kết các khoản cứu trợ, bao gồm Cyprus, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Ý, nhằm duy trì sự tồn tại của đồng euro. Nhưng người Đức đã hành động hợp lý, rằng họ sẽ không chịu trách nhiệm về việc phải hỗ trợ kinh tế vô thời hạn cho các quốc gia láng giềng. Nếu chỉ châu Âu đi theo gương mẫu của chúng ta, người Đức nói, thì sẽ không có biến động mà chúng ta phải xử lý, nhưng bây giờ biến động đó đang đè nặng lên chúng ta, châu Âu đi theo chúng ta để được cứu giúp.

Vì thế nước Đức đã đẩy mạnh sự khắc khổ, không chỉ trong số những quốc gia vùng Địa Trung Hải đang ngập trong nợ nần mà còn ở trong chính nước Đức nữa. Thủ tướng Đức Angela Merkel thường nói: Đức phải làm gương cho những nước khác bằng cách tiếp tục kiểm soát chi tiêu, cắt giảm ngân sách và thực hiện thắt lưng buộc bụng.

Vấn đề là chính sách thắt lưng buộc bụng đã không tỏ ra có hiệu quả: những nền kinh tế của 17 quốc gia sử dụng đồng euro đã sút giảm 12% năm 2012, và họ còn bị co cụm lần nữa trong năm nay. Nạn thất nghiệp trong khu vực euro zone là 12,2%, thất nghiệp trong giới trẻ tăng 24%. Các chính phủ bận rộn cắt giảm ngân sách theo đề xướng của nước Đức, đã không có khả năng chi phí tài chính để tái tạo một mạng lưới an toàn xã hội tốt hơn, họ đã bị sa lầy sâu hơn.

Từ chỗ không thể phát triển đồng thời cả hai bộ phận công và tư đều cắt giảm chi phí, các vấn đề thâm hụt ở vùng nam châu Âu đang trở nên tệ hơn, chứ không tốt hơn. Một cuộc thăm dò của Trung tâm nghiên cứu Mỹ Pew gần đây cho thấy gần như ở mỗi quốc gia lớn tại châu Âu, người ta nói rằng nước Đức dẫn đầu trong danh sách các quốc gia "ít động lòng trắc ẩn nhất" cũng như "kiêu căng nhất".

  • Theo Kiều Giang - Công An TP.HCM/Time

Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.