feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ

Món quà Giáng sinh cho toàn khu vực châu Âu đã được các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) trao tặng bằng sự đồng thuận về cơ chế giám sát chung đối với các ngân hàng trong khu vực đồng Euro (Eurozone) hiện bao gồm 17 quốc gia. 200 ngân hàng lớn nhất Eurozone được giao cho Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) trực tiếp giám sát. Đây là bước đi đầu tiên trong quá trình thiết lập liên minh ngân hàng nhằm ngăn chặn các cuộc khủng hoảng tài chính.

Tin từ hãng BBC cho hay, ngay trước thềm hội nghị, vào sáng sớm 13/12, sau 14 tiếng đàm phán căng thẳng, các Bộ trưởng Tài chính thuộc 27 nước thành viên của EU đã đạt được thỏa thuận lập cơ quan giám sát ngân hàng. Tuy nhiên, bất đồng giữa Pháp và Đức về việc có đưa toàn bộ 6.000 ngân hàng thuộc Eurozone cho Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) giám sát hay không vẫn chưa được giải quyết mà mới chỉ nới lỏng được khoảng cách mâu thuẫn. Chỉ đến khi cuộc họp thượng đỉnh lần thứ 6 và cũng là lần cuối cùng của EU được tiến hành, cơ chế căn bản của cơ quan giám sát chung này mới thực sự được hình thành.

Theo đó, cơ chế giám sát duy nhất (SSM) đối với hệ thống ngân hàng toàn khu vực Eurozone được trao cho ECB, cho phép ECB trực tiếp giám sát khoảng 200 ngân hàng lớn nhất, có giá trị tài sản trên 30 tỷ euro (39 tỷ USD) trong số khoảng 6.000 định chế cho vay trong khu vực và can thiệp các ngân hàng nhỏ hơn, khi các ngân hàng này gặp rắc rối. Điều này đồng nghĩa, mỗi quốc gia thành viên EU sẽ có tối đa 3 ngân hàng chịu sự giám sát trực tiếp của ECB.

Bên cạnh đó, SSM cho phép các quỹ cứu trợ của Eurozone tái cấp vốn trực tiếp cho các ngân hàng gặp khó khăn, như các ngân hàng bị vỡ nợ ở Hy Lạp và Tây Ban Nha, mà không chất thêm gánh nặng nợ công cho các nước thành viên. Sau khi được thông qua tại cuộc họp đêm 13/12, rạng sáng 14/12, nếu muốn cơ chế này đi vào hoạt động từ ngày 1/3/2014, Nghị viện châu Âu cần phải sớm chấp thuận tại cuộc họp vào ngày 18/12 tới. Ngoài ra, từ nay đến hết tháng 6/2013, EU còn phải xem xét để đi đến thống nhất cơ chế đảm bảo tiền gửi, cơ chế giải quyết và phục hồi và cơ chế đoàn kết... để hoàn thiện lộ trình xây dựng Liên minh kinh tế và tiền tệ nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng, cạnh tranh và việc làm trong toàn khối.

Phát biểu tại cuộc họp báo kết thúc ngày họp thứ nhất (13/12), Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) Herman Van Rompuy nói: "Những điều tồi tệ nhất đã ở sau lưng, nhưng EU vẫn còn nhiều việc phải làm". Ông Herman Van Rompuy nhấn mạnh, việc thiết lập SSM là bước đi quan trọng nhằm hướng tới một liên minh kinh tế và tiền tệ ổn định, cho phép xóa bỏ vòng luẩn quẩn giữa nợ xấu ngân hàng với nợ chủ quyền, giúp các nền kinh tế đối phó tốt hơn với cuộc khủng hoảng tiền tệ trầm trọng hiện tại.

Thủ tướng Đức Angela Merkel bày tỏ quan điểm muốn cơ chế giám sát sớm đi vào hoạt động trước năm 2014. Trong khi đó, vừa hoan nghênh kế hoạch liên minh ngân hàng, Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy vừa nhấn mạnh sự bền vững của khối tiền tệ chung châu Âu: “Những quyết định này cho thấy một ý chí chính trị đằng sau sự bền vững của khu vực đồng euro. Đây là điều mà Tây Ban Nha đã ủng hộ từ lúc mới bắt đầu”. Nếu trước đây, kế hoạch về liên minh ngân hàng với sự tham gia của các nước không thuộc khu vực Eurozone khiến một số nước như Anh và Thụy Điển đặt câu hỏi về mối quan hệ của họ với EU thì ngay sau khi SSM được thông qua, Thủ tướng Anh David Cameron đã tuyên bố: “SSM bảo vệ quyền lợi của chúng ta trong một thị trường chung”. Ông David Cameron cũng dành nhiều lời ca ngợi đối với Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborne...

  • Huyền Chi, CAND

Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.