feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ

Theo kết quả sơ bộ cuộc bầu cử Quốc hội Đức diễn ra ngày 23/2, Liên minh Dân chủ/Xã hội Cơ đốc giáo đang dẫn đầu, đưa nhà lãnh đạo Friedrich Merz trên đà trở thành Thủ tướng tiếp theo của đất nước.


Foto: Công nhân làm việc tại một nhà máy sản xuất ôtô ở Zwickau (Đức). (Ảnh: AFP/TTXVN)


Theo kết quả sơ bộ cuộc bầu cử Quốc hội Đức diễn ra ngày 23/2, Liên minh Dân chủ/Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU) đang dẫn đầu, đưa nhà lãnh đạo Friedrich Merz trên đà trở thành Thủ tướng tiếp theo của đất nước.

Cùng với đó, đảng cực hữu Sự lựa chọn vì nước Đức (AfD) đứng thứ hai với kết quả tốt nhất từ trước đến nay.

Theo giới chuyên gia phân tích, kết quả bầu cử ở Đức đang tạo tiền đề dẫn đến những cuộc đàm phán kéo dài để hình thành liên minh chinh trị.Ông Holger Schmieding, nhà kinh tế trưởng tại Ngân hàng tư nhân Berenberg, nhận định rằng chính trường Đức đang đối mặt những rủi ro lớn, gồm việc cần phải có một liên minh ba bên cùng với triển vọng các đảng phải khác giành được hơn 1/3 số ghế có thể cùng nhau ngăn chặn bất kỳ thay đổi nào đối với hiến pháp Đức. Nếu điều này xảy ra, họ có thể phủ quyết bất kỳ nỗ lực nới lỏng quy định “phanh nợ” được ghi trong hiến pháp.

Ông cũng nói rằng vào thời điểm cần chi tiêu cho quân sự và hỗ trợ Ukraine, đồng thời giảm gánh nặng thuế cho người lao động và các công ty, Đức có thể gặp khó khăn trong việc giải phóng không gian tài khóa để thực hiện điều đó.

Ông cảnh báo rằng việc không tăng cường chi tiêu quân sự có thể khiến Đức gặp rắc rối lớn với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Đồng thời, nếu vì việc này mà Đức chọc giận Tổng thống Mỹ Donald Trump, nguy cơ chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) cũng sẽ lớn hơn.

Trong khi đó, nhà kinh tế trưởng Joerg Kraemer tại Ngân hàng Commerzbank, nhận định rằng một liên minh trong tương lai có khả năng đồng ý chi thêm tiền cho cơ sở hạ tầng. Nếu thành sự thật, đây sẽ là tin tốt cho các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, ông cũng lưu ý rằng các đảng trong liên minh nhiều khả năng có ý kiến khác nhau trong những lĩnh vực kinh tế khác chẳng hạn như chính sách thuế, xã hội và khí hậu.

Khả năng đó làm giảm triển vọng về một sự khởi động lại thực sự trong chính sách kinh tế của Đức, điều mà ông cho rằng là rất cần thiết sau 5 năm trì trệ vừa qua.

Bà Franziska Palmas, chuyên gia kinh tế cấp cao về châu Âu tại Công ty nghiên cứu thị trường Capital Economics cho rằng dù thành phần chính xác của liên minh cầm quyền ra sao, chính phủ tiếp theo được kỳ vọng sẽ cắt giảm thuế thu nhập và thuế doanh nghiệp, giảm các phúc lợi xã hội và tăng chi tiêu quốc phòng.

Theo bà, triển vọng cho một cuộc cải cách phanh nợ đã mờ nhạt dần vì các đảng chính có thể ủng hộ nó - gồm CDU, SPD và đảng Xanh - nhiều khả năng không đạt được đa số 2/3 cần thiết để phê duyệt nó.

Ông Carsten Brzeski, Giám đốc Toàn cầu về Kinh tế vĩ mô tại Ngân hàng ING cũng cho rằng các cuộc đàm phán liên minh sẽ cực kỳ phức tạp. Giả sử sẽ có một liên minh ba bên, ông cho rằng chính sách kinh tế đạt được sẽ chỉ là mức đồng thuận tối thiểu giữa ba đảng này.

Nếu liên minh ba bên bao gồm đảng Dân chủ Tự do (FDP), các biện pháp kích thích tài khóa lớn sẽ không nằm trong chương trình nghị sự. Thay vào đó, ông dự đoán sẽ có một số biện pháp giảm thuế, kiểm soát nhập cư nghiêm ngặt hơn và tăng chi tiêu quốc phòng.

Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo rằng do CDU và FDP có sự khác biệt lớn với đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD) về các chính sách kinh tế, một liên minh ba bên có nguy cơ tiếp tục khiến kinh tế Đức trì trệ và bế tắc hơn - trừ khi tất cả các bên liên quan nhận ra rằng đây là cơ hội cuối cùng để mang lại sự thay đổi và ngăn chặn AfD trở nên mạnh hơn.

Cuộc bầu cử tại Đức diễn ra trong bối cảnh kinh tế Đức đang đối mặt nhiều rủi ro suy thoái. Ngày 13/2, Phòng Thương mại và Công nghiệp Đức (DIHK) công bố khảo sát doanh nghiệp trong đó đề cập dự báo nền kinh tế Đức sẽ suy giảm 0,5% trong năm 2025, đánh dấu năm thứ ba sụt giảm liên tiếp và là thời kỳ suy yếu kéo dài nhất trong lịch sử nước Đức thời hậu chiến.

Giám đốc điều hành DIHK, bà Helena Melnikov, nói rằng đây là một bước ngoặt và nhấn mạnh sự cấp thiết phải hành động. Bà cũng lưu ý rằng có đến 60% số công ty coi khuôn khổ chính sách kinh tế là rủi ro kinh doanh lớn nhất của họ./.


(TTXVN/Vietnam+)


Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.