feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

TIN ĐỨC

Grid List

Tại Đức, các công đoàn và tổ chức người lao động khác đã kêu gọi tổ chức hàng trăm cuộc míttinh và sự kiện trên khắp nước Đức vào Ngày Quốc tế Lao động 1/5.

Phát biểu sau cuộc họp nhóm Bộ trưởng Tài chính các nước sử dụng đồng euro (Eurogroup) ngày 11/4 tại Brussels, Chủ tịch Eurogroup, ông Paschal Donohoe, đã nhấn mạnh sự cần thiết phải có một lập trường thống nhất trong khu vực đồng euro nhằm đối phó với những thách thức kinh tế đang nổi lên trên toàn cầu.

Với hơn 58.000 VĐV từ khắp nơi trên thế giới tham gia cuộc hành trình dài hơn 42km dọc các tuyến phố Berlin, đây được coi là sự kiện marathon có nhiều người tham gia nhất ở Đức từ trước tới nay.

Các công tố viên Berlin đã buộc tội một bác sĩ 40 tuổi ở thành phố này giết 15 bệnh nhân khi tiêm thuốc quá liều cho họ, sau đó đốt một số ngôi nhà để che giấu tội ác.

Sáng 30/4/2025, tại TP.HCM, trong không khí hân hoan kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đoàn kiều bào tiêu biểu từ hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ đã tham dự lễ diễu binh, diễu hành trọng thể trên đường Lê Duẩn.  Sự hiện diện của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong sự kiện trọng đại này là minh chứng sống động cho tinh thần “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”.

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.

Trên cơ sở Luật Nhập cư nhân lực có tay nghề có hiệu lực từ ngày 1 tháng 3 năm 2020, Luật thúc đẩy nhập cư nhân lực có tay nghề giờ đây sẽ mở rộng cơ hội sang Đức làm việc cho người lao động có trình độ đến từ các quốc gia không thuộc EU và đơn giản hóa thủ tục cấp thị thực trong nhiều trường hợp.

Một người có thể có mấy hộ chiếu, những ai được cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ hay hộ chiếu thuyền viên?

Đức, Anh, Pháp, Tây Ban Nha và Italy là 5 quốc gia nằm trong danh sách được miễn thị thực vào Việt Nam với thời hạn tạm trú không quá 15 ngày kể từ ngày nhập cảnh.

Số lượng người nhận bằng lái xe ở độ tuổi 24 giảm 14% trong 10 năm qua, theo báo cáo mới nhất. Tại Đức hiện nay, bất kỳ ai muốn lấy bằng lái xe sẽ phải tốn một khoản đáng kể: 4.000 euro (4.400 USD). Do đó, người đứng đầu sở giao thông các bang đang vận động chính phủ để bài kiểm tra lái xe trở nên dễ tiếp cận hơn.

Hiệp hội Doanh nghiệp trẻ Việt Nam tại châu Âu đã được thành lập với mục tiêu kết nối các doanh nghiệp trẻ của người Việt tại châu Âu và đóng góp cho sự phát triển của cả châu Âu và Việt Nam.

Du học sinh đến Đức cần có hơn 12.800 USD trong tài khoản (khoảng 327 triệu đồng), kể từ đầu tháng 9, tăng 6% so với hiện tại.

Mưa lớn đã gây ra lũ lụt nghiêm trọng ở miền Nam nước Đức, khiến hơn 600 người phải sơ tán. Truyền thông Đức ngày 2/6 đưa tin mưa xối xả trút xuống trong nhiều ngày đã khiến mực nước ở một số con sông, trong đó có sông Donau, Neckar và vùng Schwaben dâng cao, gây ngập lụt trên diện rộng ở các thành phố và thị trấn ven sông. Ở nhiều khu vực, mực nước sông đã dâng lên mức cao nhất trong một thế kỷ.

Trong bối cảnh cuộc xung đột Nga - Ukraine, quân đội Đức hướng tới việc tái tập trung vào bảo vệ lãnh thổ và an ninh tập thể, vốn được coi cốt lõi hoạt động trong nhiều thập kỷ.

Sáng 1/2/2021, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội), Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII Đảng Cộng sản Việt Nam họp phiên bế mạc.

Ban quản lý nghĩa trang tại München, Đức không thể tìm ra nguyên nhân khoảng 1.000 ngôi mộ trong thành phố này liên tục bị dán mã QR lên bia, cho tới khi cảnh sát vào cuộc.

Để người chờ đèn bớt cảm giác chán nản, quốc gia Tây Âu thiết kế những "người đèn" như hình Beethoven hay Elvis Presley.

Người Đức không chỉ nổi tiếng tinh thần thép và nghiêm túc như những cỗ xe tăng mà còn là một trong những dân tộc có tuổi thọ cao nhất trên thế giới, cao hơn 10 tuổi so với mức trung bình của toàn thế giới.

Phiên tòa xét xử NHL một người Việt Nam ở Séc tại Tòa án ở Berlin đã kết thúc ngày 25/7. Có lẽ cũng như nhiều người Việt Nam khác đang sinh sống ở Đức tôi không muốn bàn nhiều về những vấn đề pháp luật, những thuật ngữ phức tạp mà tôi tin là nhiều người cũng không hiểu hết. Cũng phần nữa là do tôn trọng hệ thống pháp luật của Đức mà tôi tin chắc họ đã làm một cách công tâm nhất.

Lễ Noel (Weihnacht) hằng năm tại CHLB Đức là lễ hội gia đình, tương tự như Tết Nguyên đán ở Việt Nam. Vào ngày lễ ý nghĩa đó, đâu đâu cũng ngập tràn tình thương, sự động viên khích lệ và thấu hiểu...

"Lần đầu gặp, tôi chưa kịp nhìn xem mẹ chồng già hay trẻ, gầy hay béo thì đã bị bà ôm gọn trong vòng tay", chị Hà Anh kể.

Mùa thu đồng nghĩa với ít khách du lịch hơn và giá rẻ hơn. Tuy nhiên, không có nghĩa rằng châu Âu không còn đẹp nữa mà trái lại, nó thậm chí còn lộng lẫy sắc màu.

München là thủ phủ bang Bayern, cũng là thành phố lớn thứ 3 ở Đức sau Berlin và Hamburg. Những câu chuyện cổ về xứ Bayern trù phú từ lâu đã thôi thúc tôi đến thăm tận mắt thành phố.

Paris có nhiều phiên chợ trang trí nhiều sắc màu hay Venice với hình ảnh ông già Noel trên những con thuyền là điểm nhấn ấn tượng của châu Âu dịp Giáng sinh.

thitho

Ý kiến bạn đọc

Phông chữ

Trước cáo buộc có bằng đại học "giả" từ một độc giả vô danh, Lý Nhã Kỳ cảm thấy nực cười.

Cách đây không lâu, độc giả Bùi Tú Anh đã gửi một bài viết thể hiện mối nghi ngờ của mình về tấm bằng Đại học của Lý Nhã Kỳ. Bài viết đã chỉ rõ ra một số điểm đáng ngờ trong tấm bằng đại học được cấp tại Đức của "Đại sứ du lịch năm 2012".

Nguyên văn của bài viết của độc giả Bùi Tú Anh như sau:

"Cách đây vài ngày trên một số báo của Việt Nam có đăng thông tin Cục Hợp tác Quốc tế - Bộ VHTTDL công bố hình ảnh về bằng đại học của cựu Đại sứ Du lịch VN Lý Nhã Kỳ. Với một chút tò mò, vì cũng từng tốt nghiệp tại Đức chưa lâu, tôi có thử tìm hiểu một số thông tin liên quan đến nội dung bằng Đại học này thì thấy có nhiều điểm rất bất thường:

1. Thứ nhất, trên bằng ghi rõ Alexander Wiegand Hochschule, DHBW Mosbach. Tuy nhiên như thông tin trước đây, không có cái gọi là Alexander Wiegand Hochschule (trường cao đẳng Alexander Wiegand). Wika Alexander Wiegand là một công ty sản xuất thiết bị đồng hồ đo áp lực. Công ty này có trường dạy nghề (Fachschule) và liên kết với một số trường đại học (Fachhochschule) để đào tạo dưới dạng vừa học vừa làm cho chính công ty.

Do đó, công ty Wika Alexander Wiegand không thể có chức năng cấp bằng đại học. Bằng phải do trường đại học, cao đẳng cấp. DHBW Mosbach như ghi trên bằng của Lý Nhã Kỳ là một chi nhánh của DHBW - Duale Hochschule Baden-Württemberg, một trường cao đẳng ở Đức.

Tuy nhiên trường DHBW mới chỉ chính thức thành lập vào ngày 1 tháng 3 năm 2009. Tiền thân của trường này trước kia là một trường dạy nghề (Berufsakademie) tên là Staatliche Berufsakademie Baden-Württemberg và kể từ 1/3/2009 mới được chính thức công nhận là Cao đẳng và tuyên bố thành lập. Nguồn có thể lấy từ wikipedia (http://en.wikipedia.org/wiki/Baden-Württemberg_Cooperative_State_University) hoặc trong trang web mục lịch sử của trường (http://www.dhbw.de/english/about-us/facts-figures.html). Trong khi đó tấm bằng của Lý Nhã Kỳ được ký vào ngày 12 tháng 2 năm 2004.

Kể cả trong trường hợp Lý Nhã Kỳ bị mất bằng, xin cấp lại bằng mới thì với tên trường DHBW thành lập năm 2009 như thấy trên bằng đã công bố, ngày ký quyết định cấp ghi trên bằng chắc chắn không thể là vào năm 2004 mà ít nhất phải sau ngày 1/3/2009 (ngày chính thức thành lập trường).

Tấm bằng chuẩn của trường DHBW

2. Thứ hai, có một điểm rất đáng ngờ nữa là trên bằng có xác nhận Lý Nhã Kỳ đã đỗ kỳ thi ngày 12/02/2004. Như vậy, ngày thi và ngày ký quyết định cấp bằng trùng nhau. Thông thường, sau khi thi tốt nghiệp phải chờ một thời gian mới có kết quả.


Từ lúc có kết quả cho đến khi được cấp bằng chính thức cũng phải một thời gian nữa ít nhất là từ vài tháng cho tới một năm (trong thời gian chờ đợi, trường có thể cấp cho một giấy chứng nhận đã tốt nghiệp). Chuyện ngày thi tốt nghiệp và ngày cấp bằng trùng nhau là cực kỳ hy hữu, nếu như không muốn nói là không thể có.

3. Thứ ba, trình độ tốt nghiệp ghi trong bằng là Diplom-Kauffrau, nếu quy đổi ra hiện tại thì tương đương Thạc sĩ quản trị kinh doanh. Chương trình học Diplom ở Đức có chuẩn thời gian là 5 năm (thực tế thì lâu hơn, ai trong vòng đúng 5 năm tốt nghiệp là rất giỏi).

Vấn đề là Lý Nhã Kỳ kỳ sinh năm 1982, tại thời điểm tháng 2 năm 2004 cô Kỳ chưa tròn 22 tuổi. Ở Việt Nam mà chưa đầy 22 tuổi đã có bằng thạc sĩ thì có bất thường không ? Xin nói thêm rằng ở Đức chương trình học phổ thổng để lên Đại học là 13 năm chứ không chỉ 12 năm như Việt Nam ta.

4. Theo tôi được biết thì cô Lý Nhã Kỳ sang Đức học từ khoảng năm 16-17 tuổi. Đến năm 21 tuổi có bằng Diplom, như vậy không lẽ cô Lý Nhã Kỳ vào học thẳng Cao đẳng ngay?

Với tất cả mọi du học sinh hoặc học sinh Việt Năm sang Đức tiếp tục học tập thì riêng thời gian học tiếng Đức để có thể nghe hiểu thầy cô giảng dạy thì cần ít nhất 2 năm học tiếng.

Ví dụ như hiện nay, một người tốt nghiệp tú tài ở Việt Nam muốn sang Đức học cao đẳng- đại học thì cần học hết học kỳ thú nhất tại đại học ở Việt Nam, sau đó lấy bằng B tiếng Đức (cần ít nhất 9 tháng học cấp tốc) rồi xin visa sang Đức, ôn thi tiếng Đức để thi vào trường dự bị CĐ-ĐH.

Nếu đậu vào trường này sẽ học thêm 1 năm dự bị để có đủ vốn tiếng Đức để nghe hiểu giảng viên dạy... Nhìn chung người Việt Nam sang Đức học (không phải ở Đức từ bé 3-4 tuổi) thì không thể vào cao đẳng-đại học trước tuổi 20.

Vậy làm thế nào mà cô Lý Nhã Kỳ có được bằng tốt nghiệp Diplom (tương đương thạc sĩ) trước khi tròn 22 tuổi ? Cô Lý Nhã Kỳ phải chăng là “thiên tài” ?

Bằng Đại học của Lý Nhã Kỳ.

5. Trình độ Diplom ở Đức trước 2008 không thể được cấp bởi các trường dưới cấp đại học (Universität), rất ít trường cao đẳng có thể đào tạo Diplom, hơn nữa văn bằng bắt buộc phải ghi chú Diplom (FH) để phân biệt đại học và cao đẳng.


Khác với Việt Nam, trình độ cao đẳng và đại học ở Đức cách biệt ít nhất 2 năm học. Ví dụ có bằng Cử nhân cao đẳng muốn học lên Thạc sĩ đại học cần học 2 năm chuyển đổi, sau đó mới được bắt đầu học chương trình Thạc sĩ - chưa kể bằng Cử nhân phải loại giỏi. Thế nhưng trong bằng của cô Lý Nhã Kỳ ghi rõ là Diplom-Kauffrau, không hề có (FH)...

6. Về mặt hình thức, trên tấm bằng của Lý Nhã Kỳ có những lỗi ngữ pháp sơ đẳng mà bất kỳ một văn bản chính thức quan trọng nào cũng không thể phạm phải. Chẳng hạn, trên tấm bằng có ghi: “geboren” (sinh ngày). Phải là “geboren am” (sinh vào ngày), chứ không thể viết thiếu giới từ chỉ thời gian “am”.

Tấm bằng của Lý Nhã Kỳ dường như được in trên giấy A4 thông thường, với phần tên của người ký cấp bằng dường như đã bị làm nhòe đi một cách có chủ ý. Thông thường, một tấm bằng tốt nghiệp gốc phải tuân theo mẫu chuẩn và quy định cấp bằng của trường, của Bộ giáo dục các nước.

So sánh giữa hình ảnh một tấm bằng của trường DHBW tìm được trên Internet, có thể thấy ngay sự khác biệt đáng ngạc nhiên về nội dung và những đặc điểm hình thức của một tấm bằng thật so với tấm bằng của Lý Nhã Kỳ do Cục hợp tác, Bộ VHTTDL đưa ra công bố trong bài báo mới đây.

Chẳng hạn, trên tấm bằng “chuẩn” tìm thấy có thể thấy rõ các hoa văn in chìm trên giấy cứng – một đặc điểm thường thấy ở hầu hết các bằng cấp gốc (để tránh dễ bị giả mạo), chứ không phải in trên thứ giấy A4 bình thường như tấm bằng của Lý Nhã Kỳ.

Vì những lý do trên, tôi thực sự nghi ngờ rằng tấm bằng Đại học của Lỹ Nhã Kỳ có khả năng là bằng giả mạo. Kính mong quý báo đăng tải ý kiến của tôi để công luận gần xa được rõ, đồng thời lên tiếng cho các cơ quan chức năng có liên quan vào cuộc để kiểm chứng giúp tôi những nghi ngờ này.

Lý Nhã Kỳ được đánh giá cao trên vai trò Đại sứ du lịch Việt Nam.

Trước những lời cáo buộc này, chúng tôi liên hệ trực tiếp với Lỹ Nhã Kỳ và chị cho biết cảm thấy rất bức xúc trước lời cáo buộc vô căn cứ này. Chị cho biết, mình đang tập trung cho những dự án riêng cá nhân nên không muốn dính phải bất cứ tai tiếng nào. "Những chuyện này thật sự không đáng để tôi lưu tâm vì không thể dựa vào cáo buộc của một người vô danh mà nói lên những điều vô căn cứ. Hãy nhìn vào những thành quả tôi làm được để đánh giá chứ đừng đi bới móc những cái không đâu", người đẹp cho biết.

Độc giả Nguyễn Mai Linh, ở Hà Nội nói: "Công chúng cần biết sự thật và Lý Nhã Kỳ cần sớm làm sáng tỏ điều này".

Tuy nhiên, có rất nhiều độc giả tỏ ra ủng hộ cho Đại sứ du lịch Việt Nam. Độc giả Lê Minh H - nhân viên văn phòng cho biết: "Thời gian Lý Nhã Kỳ làm đại sứ du lịch Việt Nam, cô ấy cống hiến rất nhiều và được lòng công chúng. Dù có chuyện gì xảy ra, tôi nghĩ cô ấy đáng được khen ngợi chứ không phải moi móc những thứ không liên quan như thế".

  • NCĐT

Bình luận   

0 #2 tara 40:12 11-04-2013
Khi bị cáo buộc mặc váy nhái, LNK lập tức đáp trả, đưa ra những chứng cứ chứng minh đó là hàng thật. Sao cô ấy không làm vậy với tấm bằng ĐH nhỉ, mà có lần còn nói "Tôi không việc gì phải chứng minh...". Mâu thuẫn!
Trích dẫn
+3 #1 David Pham 11:00 21-03-2013
Tôi đồng ý với bài viết của cô Bùi Tú Anh, là không thể mập mờ chuyện bằng cấp.Coi chừng vi phạm chuyện bằng cấp giả mạo ở Đức, chứ không phải là chuyện moi móc không liên quan. Quý vị có thể giả mạo bằng cấp của VN để dùng ở VN, nhưng giả mạo bằng cấp của Đức (hay của nước khác) thì coi chừng! Nếu muốn khoe bằng cấp thì hãy trung thực, thời đại...internet, không có gì là che giấu, đánh lừa mọi người được.

Nếu đúng là tài giỏi và có bằng cấp thật thì cô Nhã Kỳ cứ việc phản bác lại, chứ lơ đi là chấp nhận sự thực đấy. Cũng như chuyện học... đại học Real cũng vậy. Ai ở Đức thì biết rõ, chỉ có Realschule, giống như học trung học, hay Real còn là tên một chuỗi siêu thị ở Đức, chứ chẳng có trường đại học hay cao đẳng nào tên Real cả. Tôi cũng chẳng yêu ghét, hay muốn hại gì cô LKKỳ, nhưng sự thực là sự thực!

Một độc giả sống ở Đức.
Trích dẫn

Thêm bình luận