feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ

Để trẻ hiểu và có cách hành xử đúng trong những ngày đầu năm mới, cha mẹ hãy dành ít thời gian dạy cho trẻ biết về những điều này.

 

Nhiều phong tục ngày Tết có ý nghĩa sâu sắc mà trẻ con chưa thể hiểu hết được, chính vì vậy cha mẹ cần phải từ từ giải thích cho bé hiểu. Những phong tục này là những nét đẹp văn hóa còn được gìn giữ, cần giảng giải cho con để bé yêu không chỉ hiểu biết hơn về kiến thức mà còn thấm dần nét văn hóa dân tộc

Bố mẹ hãy dành chút thời gian để giải thích cho con về những phong tục truyền thống này, để bé không những đón xuân thật vui mà còn lớn hơn lên nhờ những bài học nhiều ý nghĩa.

1. Không được quên cúng giao thừa đêm 30

Tất cả mọi việc đều có khởi đầu và kết thúc. Nếu một năm học của các con có khai giảng và bế giảng thì mỗi năm cũng có một ngày mở đầu và ngày kết thúc. Ngày cuối cùng của một năm là ngày 30/12 Âm lịch; giờ phút cuối cùng của một năm cũ qua đi và chuẩn bị đón năm mới đến được gọi là Giao thừa.

Người xưa tin rằng mỗi năm có một vị thần được phân công xuống nhân gian để cai quản mọi việc, thời khắc Giao thừa cũng chính là lúc vị thần cũ kết thúc nhiệm vụ của mình, bàn giao lại công việc cho vị thần mới. Những lúc ấy, ba mẹ bày mâm cỗ cúng Giao thừa với lòng thành tiễn đưa người nhà trời đã cai quản mình năm cũ và đón người mới xuống làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm tới.

Vì thời gian các vị thần gặp nhau để bàn giao công việc không dài cho nên người lớn phải sắp đồ lễ cúng Giao thừa ở ngoài trời, để các vị thần có thể chứng giám lòng thành. Chính vì vậy, trong ngày 30 Tết, cha mẹ không thể quên làm nghi lễ quan trọng này.

2. Hãy mỉm cười vui vẻ và biết nói cảm ơn khi được nhận lì xì

Theo phong tục, mỗi dịp năm mới, trẻ em nhận tiền lì xì từ người lớn như một lời chúc tốt lành. Phong bao lì xì có ý nghĩa mang đến sự may mắn, thuận lợi cho trẻ em; bao lì xì đỏ tươi cũng chính là tấm lòng, sự yêu thương của người lớn trong gia đình dành cho con, cháu nhân dịp bắt đầu một năm mới.

Tuy nhiên, nhiều trẻ hiện nay có cách cư xử không đúng khi đón nhận phong bao lì xì từ người khác. Không ít những đứa trẻ bóc phong bao lì xì ra khi thì với vẻ mặt vui mừng, phấn khởi vì được mừng đồng tiền to, lúc thì bóc lì xì ra và thái độ không hồ hởi, tiu nghỉu với món tiền mừng tuổi đó. Thái độ này của trẻ sẽ tạo nên tình huống khó xử cho bố mẹ và người mừng tuổi. Do đó, để tránh tình huống này, bố mẹ cần dạy trẻ cách nhận tiền lì xì, hãy dặn con mỉm cười và nói câu cảm ơn đối với người lì xì. Nếu trẻ làm được điều đó, con sẽ ghi thêm điểm trong mắt mọi người.

3. Không nên quét dọn nhà cửa và đổ rác trong những ngày Tết

Vào ngày này, người Việt tuyệt đối không động đến cây chổi bởi theo quan niệm truyền thống, quét dọn nhà cửa trong ngày này là quét hết tài lộc trong năm mới ra khỏi nhà. Đó là lí do, trước Tết, nhà nào cũng đã lau dọn cửa nhà sạch sẽ, phong quang đón Tết. Khi cả gia đình dọn dẹp nhà cửa, bố mẹ hãy cho con cùng tham gia chiến dịch đó, hãy phân công cho trẻ làm những công việc phù hợp với độ tuổi của con. Trẻ tham gia làm việc nhà cùng bố mẹ giúp trẻ nhận thấy mình cũng có công lao đóng góp cho ngôi nhà thêm xinh để chào đón mọi điều tốt lành trong năm mới

4. Tránh làm đổ vỡ đồ dùng

Người Việt rất kỵ làm vỡ bát đĩa, ấm chén trong ngày đầu năm vì đổ vỡ tạo nên sự chia cắt, đứt lìa, là tín hiệu không thuận lợi của các mối quan hệ. Chính vì vậy, cha mẹ cần dặn trẻ cẩn thận khi chơi đùa, không được nô đùa chạy nhảy lung tung, hạn chế động chạm vào các đồ vật dễ vỡ. Nếu người lớn tinh ý dạy trẻ điều này, con sẽ biết giữ ý và học thêm được đức tính cẩn thận.

5. Trẻ cần tránh mặc trang phục màu trắng và đen

Vào những ngày lễ Tết, trẻ sẽ được bố mẹ sắm sửa quần áo mới để đi chơi Xuân. Những bộ cách với các màu sắc tươi tắn sẽ đem lại niềm vui và hi vọng cho mọi người trong năm mới. Khi các bé tò mò về màu sắc trang phục, người lớn hãy giải thích cẩn thận cho con hiểu. Hãy để trẻ nhớ rằng vào dịp đầu năm mới không nên mặc quần áo có màu đen và trắng. Bởi theo quan niệm của người xưa, màu trắng và đen là màu tang tóc, vì vậy, ngày đầu năm không bao giờ được mặc trang phục quá nhiều sắc trắng hay sắc đen.

6. Không nên cho lửa và nước trong những đầu năm mới

Nước, lửa là hai nguyên tố trong ngũ hành, có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống sinh hoạt thường ngày và lao động sản xuất của con người. Đây còn là 2 yếu tố tượng trưng cho sự may mắn, phát sinh tài lộc, do đó, dân ta có quan niệm, nếu cho lửa, nước trong dịp đầu năm chẳng khác nào đem may mắn của mình đi cho người khác. Do đó, ngày mùng 1 chẳng may mẹ vắng nhà, hãy nhớ dặn kĩ trẻ điều này.

7. Trong những ngày Tết, trẻ không nên khóc, hay làm bố mẹ bực mình

Đầu năm, dù có bất đồng, khó chịu với nhau tới mức nào, vì bất cứ chuyện gì, người ta vẫn cần phải giữ hòa khí, tránh cãi vã, xích mích đầu năm. Đó thực tế là một cách để tránh không khí không vui xảy tới với gia đình trong ngày Tết.

Trong ngày này, để tránh không khí căng thẳng trong nhà, ngay cả trẻ con nghịch ngợm, phạm lỗi cũng sẽ dễ dàng được bỏ qua hơn để cha mẹ không phải cáu giận, quát mắng mà trẻ cũng không khóc lóc, nhăn nhó.

Không chỉ kiềm chế các cơn giận với trẻ, cha mẹ cần dạy trẻ biết nghe lời và ngoan ngoãn trong những ngày này. Hãy dặn con đừng tranh giành hay trêu chọc em nhỏ, bạn bè dịp năm mới, những việc làm ấy là không hay và nó không mang lại may mắn cho con. Người lớn hãy dạy con biết nhường nhịn để mọi người đều vui vẻ là hành động đáng khen.

8. Sáng mùng 1 Tết trẻ nên ngoan ngoãn ở nhà

Trẻ con luôn luôn hiếu động và ham chơi, do đó những ngày nghỉ Tết cha mẹ khó có thể giữ chân con ngồi yên một chỗ. Tuy nhiên, nhiều trẻ sẽ cảm thấy ngạc nhiên khi sáng mùng 1 Tết, cha mẹ sẽ không cho trẻ sang nhà hàng xóm chơi khi chưa được phép. Nếu không hiểu lí do, các bé sẽ cảm thấy ấm ức và không vui vẻ.

Do đó, cha mẹ nên giải thích cho con hiểu là theo phong tục của ta, vào ngày đầu năm mới nếu không được gia chủ mời, chúng ta sẽ ngại đến nhà người khác và trở thành khách xông nhà. Bởi người khách đầu tiên đến chúc Tết cũng là người rất quan trọng; nếu năm tới, gia chủ được vạn sự tốt lành thì không sao nhưng nếu họ có việc gì không tốt đẹp, lại dễ đổ lỗi vì người xông nhà đầu năm “nặng vía”. Vì lẽ đó mà người Việt thường có thói quen xem tuổi, xem tính cách để mời một người khách xông đất nhà mình trong năm mới, với mong muốn gia đình sẽ được hưởng những điều tốt đẹp từ người khách ấy.

(Theo Khám phá)


Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.