Nhân chuyến đi nghiên cứu, học tập về đào tạo bồi dưỡng công chức tại Học viện Hành chính công của Cộng hòa Liên bang (CHLB) Đức, Tiến sĩ luật Nguyễn Nam Hà - Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh có bài viết giới thiệu một số nét về CHLB Đức và hệ thống hành chính Đức để bạn đọc tham khảo, nghiên cứu.
Tổ chức bộ máy
Theo Điều 20 Hiến pháp Đức, CHLB Đức là một quốc gia dân chủ, xã hội và có pháp quyền.
CHLB Đức có tất cả 16 bang, trong đó có 5 bang được chia thành 22 vùng hành chính. Mỗi bang, tùy theo số dân, có 3 - 4 hoặc 6 đại biểu trong Thượng viện (Hội đồng Liên bang). Thượng viện gồm 68 thành viên, được bổ nhiệm theo nhiệm kỳ nhất định. Hạ viện (Nghị viện Liên bang) gồm 656 thành viên, có nhiệm kỳ 4 năm, được bầu bằng tuyển cử phổ thông đầu phiếu theo nguyên tắc kết hợp giữa chế độ cử tri duy nhất và cử tri theo tỷ lệ. Nguyên thủ quốc gia là Tổng thống Liên bang và Chủ tịch Hội đồng Liên bang là người đại diện cho Tổng thống. Lãnh đạo Chính phủ là Thủ tướng Liên bang, người có thẩm quyền quyết định đường lối chính trị của Chính phủ Liên bang. Thủ tướng Chính phủ do Nghị viện Liên bang bầu ra. Tổng thống do Hội đồng Liên bang và số đại cử tri bằng nhau của các bang bầu ra. Nhiệm kỳ của Tổng thống và Thủ tướng Chính phủ là 5 năm.
Nước Đức là một nước liên bang, nghĩa là hệ thống chính trị của Đức được chia làm 2 cấp: cấp liên bang, đại diện cho quốc gia về mặt đối ngoại, và cấp tiểu bang của từng bang. Mỗi cấp đều có cơ quan nhà nước riêng (hành pháp, lập pháp và tư pháp).
Tặng quà cho 2 giáo sư, tiến sĩ tại Học viện Hành chính công của Cộng hòa Liên bang Đức Quốc hội Liên bang và Hội đồng Liên bang cùng quyết định về luật lệ của liên bang và có quyền sửa đổi Hiến pháp với đa số 2/3 trong cả 2 cơ quan. Quốc hội tiểu bang quyết định luật lệ của từng tiểu bang. Tuy các nghị sĩ không phải tuân theo chỉ thị nhưng những quyết định trước đó trong các đảng phái chiếm ưu thế trong việc ban hành luật lệ.
Hành pháp ở cấp liên bang được hình thành bởi Chính phủ Liên bang do Thủ tướng Liên bang lãnh đạo. Thủ hiến tiểu bang lãnh đạo hành pháp ở cấp tiểu bang. Các cơ quan hành chính ở cấp liên bang và tiểu bang được điều hành bởi các bộ trưởng đứng đầu cơ quan nhà nước.
Tòa án Hiến pháp Liên bang Đức giám sát việc tuân thủ Hiến pháp. Các tòa án tối cao của Đức là Tòa án Liên bang, Tòa án Hành chính Liên bang, Tòa án Lao động Liên bang, Tòa án Xã hội Liên bang và Tòa án Tài chính Liên bang. Phần lớn việc thi hành luật là trách nhiệm của các tiểu bang. Các tòa án liên bang hầu như là tòa án kháng cáo thượng thẩm và xem xét các quyết định của tòa án tiểu bang có bảo đảm tính hợp pháp cả về hình thức và nội dung của luật.
Công chức
CHLB Đức có khoảng 1 triệu công chức, trong đó hơn 80% công chức làm việc ở cơ sở (chính quyền quận, huyện, thành phố). Công chức làm việc ở các tiểu bang khoảng 100 nghìn người. Công chức làm việc ở chính quyền liên bang khoảng 25 nghìn người.
Ở Đức, tiêu chuẩn đánh giá công chức dựa trên 3 tiêu chí: Năng lực chuyên môn; năng lực phương pháp và năng lực xã hội.
Từ đó, bậc công chức của Đức được chia từ E1 đến E15. Trong đó, từ bậc E1 đến E3 là những công chức không qua đào tạo. Từ bậc E4 đến E8 là những công chức đã được đào tạo nghề có bằng nghề. Từ bậc E9 đến E11 là những công chức có bằng thực hành. Từ bậc E12 đến E13 là công chức có trình độ đại học. Từ bậc E14 đến E15 là công chức có trình độ cao. Tiền lương của công chức được Nhà nước trả theo bậc công chức đảm nhận.
- Tiến sĩ luật NGUYỄN NAM HÀ, baokhanhhoa.com.vn
Đôi nét về hệ thống hành chính Cộng hòa Liên bang Đức
Tiện ích
Phông chữ
- Font Size
- Default
- Chế độ đọc