feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ
Có vẻ như sau hai vụ tấn công khủng bố tại các nhà ga tàu điện ngầm ở Mátxcơva hồi cuối tháng 3 vừa qua, thế giới lại đang chứng kiến một làn sóng tấn công khủng bố mới. Không cần bàn về mức độ trầm trọng của những vụ tấn công này, câu hỏi đang cần được đặt ra là: khủng bố đến từ đâu?

Vụ tấn công tự sát hai chuyến xe điện ngầm ở thủ đô dường như là tiếng nổ mở màn cho một làn sóng tấn công khủng bố không chỉ ở quốc gia này. Hai vụ tấn công bằng bom xe ở Dagestan, giáp Chechnya; một chuỗi vụ đánh bom ở Peshawa, trong đó có vụ nhắm vào Lãnh sự quán Mỹ; chuỗi các vụ đánh bom nhằm vào các cơ quan đại diện ngoại giao của Đức, Ai Cập, Syrie và Iran; vụ phục kích tại Chhattisgarh, miền trung Ấn Độ nhắm vào lực lượng an ninh... danh sách các vụ khủng bố có vẻ chưa dừng lại. Điều đáng sợ là nhân vật chính, tác giả của những vụ khủng bố này đều là những "người quen": lực lượng ly khai Chechnya, Al Qaeda và những du kích cực tả Ấn Độ. Đáng sợ hơn nữa là trong suốt ít nhất một thập niên vừa qua, đã có những nỗ lực không mệt mỏi chống lại những lực lượng cực đoan và khát máu này. Cụ thể nhất là năm 2009, một chiến dịch mang tên Chuyến đi săn màu xanh lục nhằm vào căn cứ địa của các lực lượng cực tả Ấn Độ đã được các lực lượng an ninh của nước này tiến hành. Chiến dịch này vẫn còn kéo dài đến tận những tháng đầu năm 2010. Ở Afghanistan, dẫu chính quyền của Tổng thống Obama đã tỏ rõ đã có một cách tiếp cận khác với chính quyền Bush về các vấn đề Iraq và Afghanistan nhưng trong suốt năm 2009, những cuộc tấn công bằng không quân, lục quân và tên lửa vào các căn cứ của Taliban ở các vùng núi hiểm trở và các khu vực bộ lạc của Pakistan vẫn không hề giảm cường độ. Vậy, tại sao khủng bố vẫn cứ tiếp tục tồn tại?

Trước hết, mâu thuẫn nan giải của cuộc đấu tranh chống khủng bố là không thể không dùng đến các hoạt động quân sự nhưng nếu chỉ có các chiến dịch quân sự sẽ không thể giải quyết triệt để được vấn đề, thậm chí còn phản tác dụng. Những cuộc tấn công vừa qua cho thấy một quy luật là các hành động quân sự càng được tăng cường thì các cuộc tấn công khủng bố đáp trả lại càng khốc liệt và nạn nhân, thường khi lại là thường dân vô tội. Vấn đề là phải có một hệ thống giải pháp đồng bộ và đó cũng là điều đang thiếu.

Khủng bố là thứ quả độc được nảy ra từ cái cây của chủ nghĩa ly khai và  chủ nghĩa cực đoan và cái cây đó có mảnh đất của nó: những khu vực đói nghèo, chậm phát triển, bị thiệt thòi. Các chiến dịch quân sự chỉ có thể chặt được cái cây nhưng mảnh đất nuôi sống cái cây vẫn còn đó và thế là khủng bố giống như con quái vật, chặt đầu này, mọc đầu khác. Hãy lấy ví dụ Ấn Độ: Phong trào cực tả ở đây đã có "bề dày" suốt từ năm 1967 đến nay. Theo phân tích của GS. Olivier Guillard trên tờ Le Monde, phong trào này phổ biến chủ yếu ở những  bang nghèo nhất, những khu vực bộ lạc và nông thôn ở Ấn Độ và hiện nay đã hiện diện ở khoảng hai mươi trong số ba mươi lăm bang ở Ấn Độ. Lực lượng nổi dậy đã thiết lập một hệ thống chính quyền song song với chính quyền địa phương, có trường học, thuế và toà án riêng với một hệ thống pháp lý đơn giản theo kiểu "tiêu diệt người giàu, ủng hộ người nghèo" và chính vì thế nên rất được lòng dân chúng đa phần là thuộc những đẳng cấp thấp trong xã hội Ấn Độ. Tình hình ở những khu vực bộ lạc ở Afghanistan và Pakistan cũng tương tự. Theo một điều tra của Radio Canada, nước có binh lính hiện diện ở Afghanistan, có tới 25% người Afghanistan ủng hộ Taliban và có tới 6% nữa "cực kỳ ủng hộ".

Tình hình càng trầm trọng thêm nữa khi mà những chính quyền lâm thời tại những khu vực "điểm nóng" này lại hết sức có vấn đề. Điển hình là những tranh cãi giữa chính quyền Obama và người đứng đầu nhà nước Afghanistan sau chuyến thăm chớp nhoáng Afghanistan của Tổng thống Mỹ. Trong khi người Mỹ thì thúc ép ông Karzai phải nỗ lực hơn nữa trong cuộc chiến chống tham nhũng (không có lửa, sao có khói) và củng cố tính chính danh của mình sau cuộc bầu cử nhiều bê bối năm ngoái thì ông Karzai lại "dằn dỗi" là nếu người Mỹ tiếp tục gây sức ép, ông thà bỏ đi theo Taliban. Hơn nữa, trong khi người Mỹ kiên quyết chống Taliban thì ông Karzai lại có đường lối "mở cửa" cho một số phần tử Taliban ôn hoà. Có thể nói ở cả Chechnya, Afghanistan và Iraq, chính quyền đều chưa đủ mạnh để đối đầu với khủng bố chứ chưa nói đến chuyện tái thiết và cải thiện đời sống người dân.

Với tất cả những điều trên, có thể thấy, chừng nào mà đói nghèo, bất công, lạc hậu, sự bất bình với người ngoại quốc (nhất là những người ngoại quốc mang quân phục và có thể xả súng vào bạn bất cứ lúc nào) còn ngự trị, chừng đó, chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa cực đoan và chủ nghĩa ly khai còn có mảnh đất sống và khi đó, mọi cuộc chiến khủng bố sẽ đều phải kéo dài với cái giá là những mạng người vô tội.

Xuân Thạch (Theo Le Monde)
 
 

Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.