feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ

Cách đây 9 năm, bị một người quen tên là Hoa lừa sang Trung Quốc bán với giá 6.000 tệ (Nhân dân tệ) cho một người đàn ông có tật ở mặt, Trần Thị Bình bắt đầu bước chân vào cuộc sống với hơn 3.000 ngày bị đày đoạ và tăm tối nơi đất khách.

Trong những ngày đầu năm mới Canh Dần, cô gái 26 tuổi Nguyễn Thị Bình vẫn mải miết đi về hàng trăm cây số để tìm những tài liệu, chứng cứ nhằm đưa đối tượng lừa bán mình ra ánh sáng.
Ngày tăm tối

Chưa sinh ra đời, Trần Thị Bình đã sớm bị mẹ đẻ bán cho vợ chồng ông Trần Huy Phủ ở xóm Thâm, xã Liên Minh, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Vì đã có liên tiếp 3 người con chết yểu nên vợ chồng ông Phủ rất yêu thương Bình và coi cô như con đẻ trong nhà.

Năm 15 tuổi, nghe nhiều lời bàn tán của thiên hạ, Bình xin phép bố mẹ nuôi cho cô đi tìm mẹ. Ông Phủ đã nhờ một người anh trong họ đưa Bình lên Bình Gia, Lạng Sơn - nơi mẹ đẻ Bình đang sinh sống. Gặp nhau, mẹ con mừng mừng tủi tủi chẳng nói được chuyện gì ngoài nước mắt. Bình ở chơi với mẹ nửa tháng hè rồi bịn rịn chia tay mẹ và chị gái ra về để chuẩn bị cho năm học mới. Mùa hè năm sau, Bình cũng tranh thủ lên chơi với mẹ ít ngày. Năm 17 tuổi, bận ôn thi vào cấp 3, Bình không lên thăm mẹ được. Có ngờ đâu đó cũng là lần cuối cùng Bình được gặp mẹ đẻ cho đến khi trở về lại được Việt Nam sau gần 3.000 ngày lưu lạc.

 

Cuối năm 2000, thi trượt cấp 3, Bình dự thi và đỗ vào Trường trung cấp Thương mại TW 4 Thái Nguyên (giờ là Trường cao đẳng Thương mại Du lịch Thái Nguyên). Cùng năm đó, Bình quen Phạm Văn C. (trú tại xã Khe Mo, Đồng Hỷ) là cán bộ kiểm lâm. Chơi thân với Đ là em trai út của C. nên Bình rất tin tưởng và đã nảy sinh tình cảm với C.

Gặp chúng tôi tại TP Thái Nguyên 1 ngày trước khi lên xe ô tô vào Thanh Hoá kiếm sống, Trần Thị Bình nghèn nghẹn kể lại thời khắc kinh hoàng của 8 năm về trước: "Ngày 7/4/2001, C. dẫn một người đàn bà tên là Hoa đến trường em mời đi ăn cơm trưa. Hôm sau, C. và Hoa rủ em đi Hải Phòng chơi. Trên đường đi, C. kể chuyện có chị gái lấy chồng và đang buôn bán bên Trung Quốc nên muốn tạo điều kiện cho em sang bên đó làm ăn. Thế nhưng em chưa nhận lời ngay vì còn phải về hỏi ý kiến bố nuôi. Chạy xe máy về đến Hải Phòng thì trời đã tối nên cả 3 phải ngủ lại nhà một đôi vợ chồng có tên là Tuyên - Phương tại huyện Thuỷ Nguyên. Sáng hôm sau, C. nói với em ở lại gia đình đó chờ anh ta đi thăm người thân ở Hải Phòng rồi sẽ quay lại đón. Thế nhưng đến chiều tối vẫn không thấy C. quay lại. Tối hôm đó, Hoa đã đe doạ, lột hết tiền của em rồi đưa em đi Móng Cái để vượt biên theo đường tiểu ngạch sang Trung Quốc".

 

 Hành trình bị rao bán

Sang đến nhà mình ở xã Quý Âu, huyện Sảo Châu, tỉnh Quảng Đông, Hoa đã bắt Bình phải viết giấy cam đoan là tự nguyện đi sang đây chứ không phải bị bắt ép. Bị Hoa doạ rạch mặt và tạt a xít, Bình phải cắn răng viết giấy và theo Hoa đi tìm chồng. Gia đình đầu tiên Hoa đưa Bình đến là 1 người đàn ông hơn 30 tuổi, vợ đã chết, có 1 con gái và 1 con trai. Người đàn ông này cũng rất ưng Bình nhưng vì Hoa đòi đến 1,2 vạn tệ nên việc mua bán không thành.

Với giá tiền như vậy, Hoa đưa Bình đi rất nhiều nơi nhưng chẳng thể bán được cho ai. Khoảng 1 tuần sau, khi đưa Bình đến gia đình của 1 người đàn ông bị khuyết tật trên khuôn mặt ở huyện Sơn Đầu, tỉnh Quảng Đông, Hoa đã đồng ý bán Bình với giá 6.000 tệ (khoảng 10 triệu đồng tiền Việt Nam thời điểm đó). Từ đó, Bình trở thành cái "máy đẻ" và ô sin cho gia đình người chồng không hôn thú Trần Đức Thành.

Sau 4 tháng bị giam lỏng, tháng 8/2001, nhờ một số phụ nữ Việt Nam tốt bụng giúp đỡ, Bình đã gửi được một lá thư về Việt Nam cho bố nuôi kể rõ sự tình. Thế nhưng đợi chờ mãi không thấy hồi âm, Bình đành cam chịu và dấn thân vào cuộc sống mới. Bình có biết đâu ở quê hương, bố nuôi cô cũng tất tả ngược xuôi để đi tìm đứa con mất tích.

 

Nhắc đến đứa con gái nuôi ngoan ngoãn, hiếu thảo, ông Trần Huy Phủ nghẹn ngào kể lại: "Thường thì mỗi tháng con gái tôi về lấy tiền gạo mang xuống trường một lần. Tháng 3/2001, đợi mãi không thấy con về, tôi sốt ruột thuê xe ôm xuống trường hỏi thăm thì được biết Bình đã về nhà từ mấy hôm nay. Tôi lại thuê xe về nhà thì vẫn không thấy con đâu. Nghi con gặp chuyện không hay, tôi lập tức làm đơn trình báo với Công an huyện Võ Nhai và Công an tỉnh Thái Nguyên. Mặt khác, tôi cũng tự mình lên TP Thái Nguyên, ròng rã 1 tháng trời đi bộ vào từng ngõ ngách hỏi thăm tin tức của con nhưng không thấy.

Tháng 8/2001, tôi nhận được lá thư đầu tiên của con gái gửi về. Đọc thư con, cả nhà tôi chỉ biết khóc ròng. Tôi tiếp tục làm đơn kêu cứu gửi các cơ quan chức năng tỉnh Thái Nguyên.

Ngày 2/1/2002, tôi nhận được công văn số 95 của Phòng CSHS Công an tỉnh Thái Nguyên với nội dung chưa nhận được đơn đề nghị của Bình gửi cơ quan pháp luật. Họ cũng thông báo qua tài liệu ban đầu thu thập được thì biết Bình đang ở Trung Quốc. Các đối tượng liên quan đến việc lừa bán con gái tôi có đối tượng đang ở Trung Quốc, địa chỉ không rõ ràng nên việc xác minh gặp nhiều khó khăn, chưa có đủ cơ sở kết luận và xử lý".

 

 Địa ngục trần gian

Ở Trung Quốc, Bình được gia đình nhà chồng xin cho vào làm việc tại một công ty may bóng da. Hằng ngày, Bình phải làm 3 ca kéo dài suốt 16 tiếng từ 7h30 sáng đến tận 23h đêm. Tiền lương hàng tháng, chồng Bình ra lĩnh trực tiếp tại công ty hoặc Bình lĩnh về và đưa lại cho chồng. Dù vất vả như vậy nhưng vào mùa thu hoạch nông sản, Bình phải dậy từ 1 - 2h sáng để giúp chồng cắt đỗ. Thiếu ngủ trầm trọng, Bình thường xuyên bị kim máy khâu xuyên qua ngón tay mỗi khi cô ngủ gật hay quá mệt mỏi. Chìa ngón tay cái bèn bẹt chi chít vết kim khâu cho chúng tôi xem, Bình không khỏi rơi nước mắt khi nghĩ lại cả trăm tháng ròng cơ cực. Chính cô cũng không hiểu nổi, sức mạnh nào đã giúp cô không gục ngã suốt 8 năm ròng để có một ngày được trở về Việt Nam, đưa kẻ hãm hại mình ra trước vành móng ngựa.

Năm 2002, Bình sinh cho người chồng Trung Quốc đứa con gái đầu lòng đặt tên là Trần Mùi Phương. 3 năm sau, Bình tiếp tục sinh thêm một con gái đặt tên là Trần Mùi Thế. Những ngày mang thai và sinh nở là những ngày "địa ngục" nhất đối với Bình. Cường độ công việc vẫn không thuyên giảm, những lúc thai nghén mệt mỏi không làm được việc nhà, Bình luôn bị mẹ chồng chửi mắng. Thậm chí có lần bất chấp cô đang bụng mang dạ chửa, bà mẹ chồng vác ghế phang vào đầu con dâu và đuổi cô ra ngoài đường.

Sinh đứa con gái thứ 2, 30 ngày sau Bình đã phải quay lại công ty để tiếp tục chu trình 16 tiếng một ngày gò lưng bên máy khâu. 5 tháng sau khi sinh bé Mùi Thế, gia đình chồng đã gọi cán bộ xã đến bắt cô đi triệt sản. Quá sợ hãi, Bình trốn sang nhà người bạn đồng nghiệp đồng hương nhưng cũng không thoát. Cô bị một toán người khoẻ mạnh khênh đến bệnh viện để huỷ đi thiên chức của người phụ nữ. Một người bạn gái đồng cảnh ngộ cho biết, gia đình chồng Bình làm như vậy để Bình dù có trốn về được Việt Nam thì cũng không thể lấy chồng sinh con được nữa. Thương nhớ con, đương nhiên cô sẽ phải quay lại Quảng Đông và sống đến hết đời nơi đất lạ.
 

 

 

 

 


Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.