feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ

Máy bay không người lái (MBKNL) là thứ vũ khí rất khó phát hiện, gây chết người và giá thành rẻ. Bất chấp còn nhiều tranh cãi quanh việc "sử dụng MBKNL trong nhiều vụ tiêu diệt các nghi can khủng bố và Taliban không qua xét xử" có hợp pháp hay không, thị trường MBKNL vẫn đang nóng lên trên toàn thế giới. Với việc Israel và một số nước khác lao vào thị trường MBKNL, có lẽ nhân loại sắp chứng kiến một cuộc đua vũ trang mới?

Thị trường 94 tỉ USD?

Xe tăng nhựa và các mô hình máy bay chiến đấu thu nhỏ đang trưng bày trong tòa nhà văn phòng của Steven Zaloga, và các tủ sách của ông đầy tràn những quyển sách lịch sử chiến tranh. Chiến tranh là lĩnh vực chuyên môn, thậm chí còn là công việc kinh doanh của Zaloga. Suốt 36 năm, nhà sử học này chuyên phân tích xu hướng vũ khí toàn cầu.

Ông hiện đang làm việc cho Teal Group, một công ty tư vấn quốc phòng nổi tiếng ở Fairfax (bangVirginia, Mỹ). Zaloga biết chính xác nơi đâu và làm thế nào một cuộc chiến có thể đạt lợi nhuận tại thời điểm nào đó. Mỗi khi ông thảo luận thứ vũ khí nào có triển vọng kinh doanh tốt nhất, ông đều nhìn qua các mô hình xe tăng và máy bay chiến đấu. Chúng là niềm tự hào của công việc mà ông đang theo đuổi.

Tương lai thuộc về MBKNL, phương tiện không người lái điều khiển từ xa (UAV) được trang bị các thiết bị điện tử do thám nhạy cảm và vũ khí cực kỳ chính xác. MBKNL là loại vũ khí mà các chuyên gia chiến lược hệ thống luôn ao ước: Chúng cho phép một lực lượng quân sự tác động hỏa lực tiến hành không kích gây chết người chính xác, và hạn chế các rủi ro vì không cần điều binh sĩ vào nơi nguy hiểm.

Phó Tổng thống Joe Biden (đứng sau tổng thống) là người ủng hộ tích cực loại vũ khí này trong việc kêu gọi tổng thống chấm dứt cuộc chiến ở Afghanistan và dùng MBKNL tấn công vào nơi ẩn náu của Taliban.

Ngoài ra, Mỹ rất ưa chuộng thứ vũ khí điều khiển từ xa này vì MBKNL tương đối rẻ. Cho đến nay, quân đội Mỹ đã sử dụng MBKNL tấn công và giết chết trên 2.300 người (trong đó không ít dân lành bị thiệt mạng oan uổng!).

Hầu hết các cuộc tấn công của Mỹ được thực hiện trong cái gọi là "chiến dịch săn lùng các thành viên Taliban" ẩn náu tại Pakistan dọc theo biên giới giáp với Afghanistan. Trong số những chiến binh thiệt mạng vì MBKNL có chỉ huy của Al-Qaeda gốc Mỹ Anwar al-Awlaki. Y bị một trong những chiếc MBKNL tiêu diệt mà không cần chờ ngày bị bắt và ra tòa xét xử.

Zaloga cho biết: Năm 2002, quân đội Mỹ đã chi khoảng 550 triệu USD (400 triệu euro) cho việc mua MBKNL. Năm 2011, con số này là 5 tỉ USD (gần gấp 10 lần). Nhu cầu MBKNL trên thế giới cũng không ngừng gia tăng. Zaloga tin chắc Trung Đông sẽ trở thành một thị trường quan trọng cho MBKNL.

Theo ông, đầu tiên là các quốc gia Oman, Arập Xêút, Ai Cập, sau đó đến châu Á, nhất là Malaysia, Ấn Độ, Trung Quốc và Australia. Ngoài ra còn có các đối tác quan trọng là Thổ Nhĩ Kỳ, Italia, Ba Lan. Nhà phân tích Zaloga ước tính doanh số bán MBKNL toàn cầu trong thập niên tới đạt 94 tỉ USD. Giống như mặt hàng công nghệ đang sốt là iPhone, toàn cầu sẽ chứng kiến cuộc đua mới: Cuộc đua vũ trang MBKNL, như tờ New York Times viết hồi tuần trước.

Cho đến nay, Mỹ luôn hạn chế xuất khẩu "công nghệ tương lai" để phòng ngừa bất kỳ sự xâm phạm nào của đối phương. Bộ Ngoại giao Mỹ giám sát việc xuất khẩu, và MBKNL vũ trang nói chung không được phép bán, trừ những trường hợp ngoại lệ.

Phó tổng thống Mỹ Joe Biden là người ủng hộ tích cực  nhất cho thứ vũ khí này. Chính Biden từng kêu gọi ông Obama hãy mau chóng kết thúc chiến tranh ở Afghanistan và thay vào đó là sử dụng MBKNL tấn công Taliban tại các nơi ẩn náu ở Pakistan.

Người từng được trao giải Nobel Hòa bình, Tổng thống Barack Obama, giờ đây trung bình cứ 4 ngày/lần cho xuất phát một MBKNL có trang bị tên lửa, trong khi người tiền nhiệm của ông, George W. Bush, chỉ cho phép xuất phát một MBKNL mỗi 47 ngày/lần. Dường như ông Obama có ý thích cuộc chiến điều khiển từ xa, bởi nó mang hiệu quả cao và ít phức tạp.

Phi đội Mỹ hiện có khoảng 230 MBKNL. Không quân đào tạo nhiều phi công điều khiển MBKNL tác chiến hơn chính họ lái máy bay chiến đấu. Tháng trước, Mỹ thừa nhận đã đưa MBKNL sang các căn cứ không quân ở Ethiopia, Seychelles và Djibouti.

Các nhà sản xuất Mỹ như Northrop Grumman và General Atomics muốn tiếp thị sản phẩm của họ với các quốc gia khác trên thế giới, và các đại diện của những hãng này ngày càng nhận được đơn đặt hàng nhiều hơn.

Đoàn đại diện Tập đoàn quốc phòng khổng lồ Northrop mới đây đã tới thăm Nhật Bản, mang theo một mô hình lớn như thật của chiếc MBKNL Global Hawk. Cùng loại máy bay đó, dưới tên gọi khác "Hawk Euro" sẽ sớm có mặt tại căn cứ không quân miền Bắc Jagel thuộc Không lực Bundeswehr của nước Đức.

Israel có MBKNL lớn nhất trên bầu trời

Mỹ không phải là quốc gia duy nhất có nhiều MBKNL. Một trong những nhà sản xuất giàu kinh nghiệm nhất về công nghệ MBKNL là Israel. Avi Bleser, Giám đốc tiếp thị và bán hàng tại Israel Aerospace Industries (IAI), một công ty chuyên cung cấp MBKNL cho thế giới, cho biết: "Khách hàng lớn nhất của IAI là Israel, một đất nước có MBKNL nhiều trên bầu trời hơn bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới”.

Chưa có công ty nào bán được nhiều MBKNL như IAI, và Israel là nước xuất khẩu MBKNL lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Mỹ. Trong khi quân đội các nước khác chỉ mới bắt đầu thử nghiệm máy bay điều khiển từ xa, Lực lượng Không quân Israel gần đây đã tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm hoạt động MBKNL.

Một số model máy bay không người lái “Heron” của Israel cũng có thể mang theo vũ khí.

Theo một báo cáo của Liên Hiệp Quốc, đã có hơn 40 quốc gia mua máy bay điều khiển từ xa, mặc dù hầu hết đều được sử dụng để trinh thám trên không, cũng là mục tiêu ban đầu để thiết kế thế hệ MBKNL hiện nay. Chiếc "Predator" cổ điển của Mỹ đến nay vẫn còn giá trị qua các hoạt động thám thính được chứng minh ở vùng núi Afghanistan và Pakistan. Trong tương lai gần, Predator sẽ bị sa thải và "Avenger" hoặc "Reaper" sẽ kế thừa sứ mệnh của Predator.

Cùng với MBKNL tấn công, Mỹ còn sản xuất MBKNL thám thính tinh vi, chẳng hạn như "RQ-170-Sentinel", còn được biết đến dưới tên gọi "Quái thú Kandahar". Mô hình này, trước khi giết trùm khủng bố Osama bin Laden, từng được sử dụng để thám thính nơi ẩn náu của ông ta từ nhiều độ cao mà không bị bất kỳ hệ thống radar nào phát hiện…

  •   Phương Nguyên (CAND tổng hợp)


Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.