feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ

Nước Đức có tỷ lệ người dân sở hữu xe riêng khá cao nên việc siết chặt quản lý, cấp và sử dụng bằng lái xe được Chính phủ nước này quan tâm đặc biệt. Xung quanh chuyện cấp bằng lái xe tại Đức có nhiều điều để nói và một trong những cách Đức áp dụng mang lại hiệu quả là bắt buộc lái xe dưới 18 tuổi dù có bằng lái cũng phải có người đi kèm.

Chuyện về tấm bằng lái

Đầu năm 2012, Tòa án tư pháp EU ra phán quyết yêu cầu công nhận giá trị bằng lái xe của tài xế nước ngoài đã sống tại Đức từ 6 tháng trở lên. Trước đó, một phụ nữ ở Bayern có bằng lái xe tại Séc nhưng không được công nhận đã kiện ra tòa án hành chính München. Lý do là người phụ này sống ở Nürnberg (cách biên giới Séc 130km), nên đã sang Séc thi lấy bằng lái xe năm 2006 cho rẻ. Đức chỉ không công nhận bằng lái xe của Séc nếu người lái xe đã từng bị thu hồi bằng lái xe ở Đức. Vì vậy, luật sư của người phụ nữ phản biện rằng, thân chủ của ông không hề vi phạm Luật Giao thông tại Đức nên bằng lái xe của cô phải được công nhận.

Cổng thông tin xe hơi www.auto.de (Đức) đã khảo sát 130 trường đào tạo lái xe tại 16 bang nước Đức về thi bằng lái, trong đó có mục chi phí thi lấy bằng lái xe hạng B. Giữa các bang có sự chênh lệch đáng kể, bang Sachsen-Anhalt có chi phí thấp nhất (800 Euro), bang Baden-Württemberg cao nhất (2.000 euro). Tính bình quân, chi phí cho chiếc bằng lái ở Đức là 1.337 Euro.

Tại các bang miền Tây, việc lấy bằng lái xe rẻ hơn so với các bang còn lại. Nhìn chung, các trường đào tạo lái xe có mức học phí thấp nhất tập trung ở Thuringen với mức trung bình khoảng 1.040 euro và đắt nhất tại Bayern với 1.660 euro. Do vậy, cũng có nhiều người đã thi lấy bằng lái xe tại các bang chi phí rẻ hơn.


Hiệu quả của cách làm mới

Từ năm 2011, Chính phủ Đức thông qua luật cho phép người 16 tuổi rưỡi được học lái xe và được thi lấy bằng khi tròn 17 tuổi. Tuy nhiên, trước khi đủ 18 tuổi, họ chỉ được cầm lái khi có người đi kèm.

Người đi kèm phải từ 30 tuổi trở lên, có bằng lái xe ít nhất 5 năm và không được bị phạt quá 3 điểm trong Danh mục phạt xe. Theo thông cáo của Bộ Giao thông Đức, kể từ khi thử nghiệm cách làm này từ năm 2004, đã có hơn 400.000 người thi lấy bằng lái xe có người đi kèm và số lượng tăng nhanh hàng năm, dẫn đầu là tiểu bang Niedersachsen.

Người lái xe dưới 18 tuổi tại Đức học được nhiều kinh nghiệm ở những người lớn tuổi theo ông Ramsauer, đại diện Bộ Giao thông Đức, nhờ áp dụng việc lái xe có người đi kèm, số vụ TNGT ở lứa tuổi thanh niên đã giảm rõ rệt do những thanh niên mới lấy bằng lái xe học hỏi được nhiều kinh nghiệm quý trong xử lý các tình huống nguy hiểm của những người đi trước, đặc biệt ý thức chấp hành luật tốt hơn hẳn so với khi Đức chưa áp dụng cách làm này.

  • theo xaluan

Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.