Trang tin Euobsever đưa tin ngày 17/1, Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schäuble đã làm tiêu tan mọi hy vọng về việc các nền kinh tế vẫn duy trì mức tín nhiệm AAA của khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) có thể sẽ có những mức đóng góp lớn hơn đối với quỹ cứu trợ của khu vực.
Kinh tế - Xã hội
Eurozone huy động thêm vốn sau thứ Sáu đen tối
Các thị trường tài chính có thể không bị mất phương hướng trước việc 9 nước sử dụng đồng euro (Eurozone) bị rớt hạng tín nhiệm, nhưng cuộc thương lượng về nợ của Hy Lạp vẫn bế tắc đang gây thêm sức ép đối với các nhà lãnh đạo châu Âu trong việc tìm giải pháp đáng tin cậy để giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công tại khu vực đồng tiền chung này, chỉ hai tuần trước khi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU).
Đức ủng hộ Hy Lạp giải quyết cuộc khủng hoảng nợ
Đức ủng hộ Hy Lạp giải quyết cuộc khủng hoảng nợ và hy vọng nước này đàm phán thành công về tái cơ cấu nợ với các nhà đầu tư tư nhân.
Deutsche Bank AG cân nhắc việc bán một số công ty
Theo hãng tin Reuters, ngân hàng Deutsche Bank AG (Đức) đang cân nhắc việc bán một số doanh nghiệp quản lý tài sản trên toàn cầu, nhằm tái cơ cấu, tăng chi phí hoạt động và gia tăng thế mạnh cạnh tranh.
Bà Merkel kêu gọi khôi phục lòng tin giới đầu tư
Ngày 14/1, sau khi cơ quan xếp hạng tín nhiệm tín dụng Standard Poor's (S&P) hạ mức tín nhiệm của một loạt nước trong Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone), Thủ tướng Đức Angela Merkel cho rằng châu Âu cần nhanh chóng thực hiện hiệp ước thắt chặt các quy định tài chính và tăng quỹ cứu trợ thường xuyên để lấy lại lòng tin của thị trường.
Pháp bị đánh tụt xếp hạng tín nhiệm
Hãng tin AFP cho biết ngày 14-1, hãng xếp hạng tín nhiệm Standard&Poor’s đã chính thức công bố hạ bậc tín nhiệm của Pháp từ mức AAA xuống còn AA+. Ngoài ra, bậc tín nhiệm tín dụng của 8 nước khác ở khu vực dùng đồng euro cũng bị hạ.
Eurozone phản ứng việc bị S&P hạ mức tín nhiệm
Trước tin Công ty đánh giá mức tín nhiệm tín dụng Standard & Poor's đã hạ thấp một bậc tín nhiệm tín dụng của một loạt nước châu Âu, giới lãnh đạo nhiều nước ở châu lục này đã có những phản ứng đầu tiên.
Đức giục Hy Lạp bán đảo trả nợ
Thủ tướng Đức Angela Merkel đã yêu cầu Hy Lạp bán các hòn đảo của nước này để tránh lâm vào tình trạng phá sản. Theo tờ Weekly world news, bà Merkel cho rằng Hy Lạp cần phải trả tất cả số tiền mà Liên minh châu Âu đã giúp nước này nhằm thoát khỏi cuộc khủng hoảng nợ.
Gói cứu trợ thứ hai cho Hy Lạp gặp trở ngại
Vì những diễn biến bất lợi trong quá trình đàm phán về khả năng cũng như mức độ tham góp của khu vực tư nhân đối với gói cứu trợ thứ hai (phối hợp giữa Liên minh châu Âu - EU và Quỹ Tiền tệ Quốc tế - IMF) dành cho Hy Lạp đang gặp trở ngại nên dư luận nói chung, đặc biệt là những quốc gia khu vực đồng Euro (khu vực Eurozone) nói riêng không những có thể phải gia tăng phần đóng góp, mà còn cảnh báo nhiều tiềm ẩn khác.
Eurozone bị dự báo có thể rơi vào suy thoái "ngắn"
Ba viện kinh tế hàng đầu châu Âu là Insee (Pháp), Ifo (Đức) và Istat (Italy) ngày 11/1 cùng dự báo Khu vực đồng euro (Eurozone) sẽ rơi vào cuộc suy thoái "ngắn" trong hai quý cuối năm 2011 và đầu năm 2012.