Thế giới bắt đầu nói đến nguy cơ Hy Lạp trở thành nước thành viên đầu tiên rời khỏi Khu vực đồng châu Âu (Eurozone) từ đầu tháng 5/2012, sau khi cuộc bầu cử Quốc hội Hy Lạp coi như thất bại do các chính đảng nước này không thành lập được Chính phủ và chia thành hai phe ủng hộ và phản đối chương trình “thắt lưng buộc bụng” và cải cách mà Hy Lạp đã cam kết hồi đầu năm để đổi lấy gói cứu trợ thứ hai trị giá 130 tỷ euro (170 tỷ USD) của Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).
Kinh tế - Xã hội
Tham nhũng là nguyên nhân khủng hoảng châu Âu
Đã tới lúc không thể bỏ qua mối liên hệ giữa cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Âu và tệ tham nhũng, khi Hy Lạp, Italy, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha hầu như chưa có biện pháp đủ mạnh để chống lại vấn nạn này.
Moody's hạ mức tín nhiệm các ngân hàng Đức, Áo
Ngày 6/6, Cơ quan xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody's đã hạ mức tín nhiệm của 6 ngân hàng Đức, kể cả Commerzbank, ngân hàng lớn thứ hai của nước này.
Đức kiên định về giải pháp cho khủng hoảng Eurozone
Ngày 6.6, Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schäuble khẳng định, bất cứ tăng trưởng bền vững nào cũng không thể bắt nguồn từ việc tạo thêm các khoản nợ công mới tại khu vực đồng euro.
EU tìm cách đưa Eurozone ra khỏi khủng hoảng nợ
Trước sức ép của toàn thế giới buộc Liên minh châu Âu (EU) phải nhanh chóng tìm ra lời giải cho bài toán nợ công vốn kéo dài hơn 2 năm qua đã làm chao đảo các thị trường tài chính và khiến nền kinh tế toàn cầu rơi vào tình trạng bất ổn nghiêm trọng, các nhà lãnh đạo EU đang tìm kiếm một giải pháp dài hạn.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Đức xuống dưới 0%
Không chỉ riêng Đức, lợi suất trái phiếu chính phủ của các nước được coi là an toàn đều rơi xuống mức thấp kỷ lục khi các dữ liệu kinh tế làm dấy lên lo ngại về vận mệnh của đồng euro.
Kinh tế thế giới vẫn tăng trưởng chậm trong 2012
Văn phòng Nội Các Nhật Bản ngày 2/6 đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2012, đồng thời cảnh báo Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) vẫn tiếp tục suy thoái do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng nợ công.
Italy kêu gọi Đức thay đổi lập trường xử lý nợ công
Phát biểu tại Hội nghị ở Brussels ngày 31/5 thông qua kênh video trực tuyến từ Roma, Thủ tướng Italy Mario Monti đã kêu gọi Đức nên suy nghĩ lại lập trường của mình trong việc xử lý cuộc khủng hoảng nợ công ở khu vực đồng euro, giữa lúc những hoài nghi về tương lai của Hy Lạp trong khu vực đồng tiền chung tiếp tục gây lo ngại cho các thị trường tiền tệ.
“Eurozone cần trở thành liên minh kinh tế thực sự”
Khu vực đồng euro cần thiết lập thời gian biểu để trở thành một liên minh kinh tế thực sự nhằm trấn an các nhà đầu tư về tương lai của khu vực.
Euro tiếp tục xuống giá trước tiêu cực từ Eurozone
Trong phiên giao dịch 30/5, trên thị trường châu Á, đồng euro tiếp tục xuống giá, trước mối lo sợ ngày càng tăng về những "rắc rối" tài chính của khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), sau khi chi phí vay mượn của Tây Ban Nha tăng lên gần ngưỡng "nguy hiểm".