Theo kết quả cuộc thăm dò dư luận do công ty YouGov tiến hành và công bố ngày 8/11, gần một nửa số người dân Anh được hỏi cho biết sẽ bỏ phiếu đồng ý việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) nếu được trưng cầu về khả năng này. Trong khi đó, chỉ có chưa đầy 1/3 số người được hỏi phản đối quyết định rời khỏi EU.
Kinh tế - Xã hội
Anh-Đức hội đàm về những bất đồng ngân sách EU
Tại London, ngày 7/11, Thủ tướng Anh David Cameron và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã hội đàm nhằm giải quyết những bất đồng về ngân sách trị giá 1.000 tỷ euro (1.280 tỷ USD) của Liên minh châu Âu (EU), vấn đề đang đe dọa gây trở ngại cho các nước EU đạt được một thỏa thuận chung về ngân sách và có thể khiến Anh rời khỏi khối.
Lượng đơn đặt hàng công nghiệp của Đức giảm mạnh
Ngày 6/11, Bộ Tài chính Đức cho biết số lượng đơn đặt hàng công nghiệp của Đức trong tháng Chín giảm 3,3% so với tháng trước đó. Chỉ số này cao hơn nhiều so với mức dự báo 0,4% mà các nhà phân tích đưa ra.
Xe điện tại Đức bị ghẻ lạnh vì quá đắt
Năm 2011, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã đặt ra mục tiêu táo bạo là tăng số lượng ô tô điện trong nước lên một triệu chiếc vào năm 2020. Tuy nhiên, mới đây, bà đã thừa nhận mục tiêu này khó có thể đạt được.
Đức hối thúc EU nghiêm túc thực hiện thỏa thuận tài chính
Thủ tướng nước này cho rằng các nước EU cần chứng minh cho quốc tế thấy khoản đầu tư của họ vào EU là hiệu quả.
Đức sẽ làm tất cả để tìm ra biện pháp cho ngân sách châu Âu
Trước đó, Thủ tướng Anh David Cameron thất bại trong cuộc bỏ phiếu tại quốc hội nhằm thông qua ngân sách dài hạn của EU.
Deutsche Bank sa thải 1.993 người
Tập đoàn Deutsche Bank (Đức) ngày 31-10 tuyên bố sẽ sa thải 1.993 nhân viên. Giám đốc tài chính của Deutsche Bank, ông Stefan Krause, cho biết việc sa thải sẽ được hoàn thành trước khi kết thúc năm 2012 và Deutsche Bank đã tiến hành sa thải 1.200 nhân viên trong các ngân hàng đầu tư của tập đoàn.
Các tổ chức kinh tế muốn Eurozone tiếp tục cải cách
Thủ tướng Đức Angela Merkel và các nhà lãnh đạo 5 tổ chức kinh tế hàng đầu thế giới kêu gọi các nước khu vực đồng euro (Eurozone) tiếp tục chính sách tiến hành các cuộc cải cách nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và củng cố ngân sách quốc gia.
"Bộ ba" không đồng ý Hy Lạp đổi kế hoạch cải cách
Bế tắc trong tiến trình đàm phán về cứu trợ Hy Lạp có nguy cơ kéo dài do các tổ chức cho vay thuộc Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) không nhượng bộ với bất kỳ thay đổi nào trong kế hoạch cải cách thị trường lao động mà Athens phải thực hiện để nhận được trợ giúp tài chính từ hai tổ chức này.
Ireland tự lực, Hy Lạp, Bồ Đào Nha vẫn cần cứu trợ
Cho đến nay, ba nước ở Eurozone đã nhận cứu trợ từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) là Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Ireland. Trong khi Hy Lạp và Bồ Đào Nha vẫn cần thêm tiền cứu trợ, Ireland đã có thể tính đến chuyện tự lực về tài chính.