Phông chữ
Thủ tướng Đức Angela MerkelHôm 7/6, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã công bố kế hoạch cắt giảm mạnh chi tiêu trong chính phủ nhằm đối phó với tình hình tài chính của nền kinh tế hàng đầu châu Âu.

Tranh cãi về gói tiết kiệm “lịch sử” kéo dài trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính đang diễn ra tại khu vực 16 nước đồng tiền chung châu Âu. Thủ tướng Đức cam kết thực hiện gói tiết kiệm 11,2 tỷ euro (tương đương 13,4 tỷ USD) cho ngân sách năm tới. Chính phủ Đức hy vọng sẽ tiết kiệm được 86 tỷ euro cho chi tiêu từ nay đến năm 2014.

Thủ tướng Đức Merkel cho rằng, đây là điều kiện cơ bản cho sự ổn định và thịnh vượng. Theo bà, đây là thời điểm quan trọng và khó khăn, nếu Đức muốn đặt ra kế hoạch cho tương lai thì việc thực hiện tiết kiệm cho ngân sách trong những năm tới là việc làm hợp lý.

Berlin đã thể hiện mình trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Âu như “một học sinh ưu tú” luôn tuân thủ các quy tắc của khu vực euro và tìm kiếm đưa ra các dẫn chứng.

Năm ngoái, chính phủ Đức đã thông qua sửa đổi hiến pháp – sửa đổi đòi hỏi một ngân sách cân bằng tương đối vào năm 2016. Gói tiết kiệm thắt chặt chi tiêu sẽ đưa ngân sách tuân theo hiến pháp này.

Gói tiết kiệm này tập trung vào thay đổi tình trạng thất nghiệp, "bật đèn xanh" về thuế cho các chuyến bay, thuế cho các nhà máy điện hạt nhân và miễn thuế cho ngành công nghiệp năng lượng đối với các trường hợp ngoại lệ…
 
Thủ tướng Đức đã yêu cầu các bộ trưởng trong liên minh, bao gồm khối bảo thủ và các doanh nghiệp ủng hộ đảng Dân chủ tự do (FDP), đưa ra những kiến nghị về thắt chặt chi tiêu theo dây chuyền.

Chính phủ Đức cũng xem xét cắt giảm 15.000 biên chế trong chính quyền liên bang từ nay đến năm 2014. Lực lượng vũ trang có thể sẽ cắt giảm 40.000 binh lính và các dự án lớn như dự án cải tạo Cung điện Hohenzollern tại Berlin – cung điện bị tàn phá trong Thế Chiến thứ II. Trong khi đó, nội các Đức sẽ tăng thuế giá trị gia tăng hoặc thuế thu nhập.

Các cử tri tại Đức đang tỏ ra tức giận bởi các gói cứu trợ mà Đức dành cho Hy Lạp và các quốc gia thành viên trong khu vực đồng euro tại thời điểm tình hình tài chính công của đất nước đang phải chịu áp lực.

Châu Âu và Mỹ cũng chỉ trích Đức trong việc cắt giảm chi tiêu khi nền kinh tế toàn cầu đang dần thoát khỏi suy thoái kinh tế và cho rằng, sức mạnh của Đức thực sự cho phép nước này dẫn đầu trong việc thúc đẩy tiêu dùng.