Trước đó, một cá nhân không lộ danh tính đã chào bán các thông tin này với giá 3,5 triệu euro. Đây là số thông tin bị đánh cắp từ bộ phận ngân hàng phục vụ tư nhân của HSBC ở Giơnevơ.
Đây không phải lần đầu tiên Chính phủ Đức bỏ tiền ra mua những dữ liệu loại này. Năm ngoái, các nhà chức trách Đức đã đưa nhiều nhân vật trốn thuế ra xét xử nhờ chi 5 triệu euro mua lại thông tin mật từ một chuyên gia công nghệ từng làm việc ở Tập đoàn Tài chính LGT Group ở công quốc láng giềng Liechtenstein. Bộ Tài chính Đức cho biết, kể từ sau vụ trên, ngày càng có nhiều người chào bán thông tin mật trong các ngân hàng Thuỵ Sỹ cho Chính phủ Đức. Theo một số nguồn tin trong nước, dữ liệu mà Chính phủ Đức sắp mua có thể giúp thu về được 200 triệu euro tiền thuế đã bị mất mát.
Việc Đức định mua dữ liệu ngân hàng diễn ra chỉ vài tháng sau khi Pháp, một nước láng giềng khác của Thuỵ Sỹ, thông báo đã mua dữ liệu về những công dân Pháp trốn thuế ở ngân hàng HSBC chi nhánh ở Giơnevơ. Tháng 8-2009, Thuỵ Sỹ cũng đã phải trao dữ liệu của 4.450 tài khoản ngân hàng UBS cho Cục Hải quan trong nước, sau khi UBS thừa nhận đã giúp khách hàng Mỹ trốn thuế.
Việc ngày càng có nhiều quốc gia sẵn sàng trả tiền để mua dữ liệu khách hàng bị đánh cắp cho chiến dịch "chống trốn thuế" đang đẩy ngành ngân hàng Thuỵ Sỹ đứng trước thách thức lớn, vì từ trước tới nay hệ thống ngân hàng ở quốc gia này vẫn được coi là "pháo đài bí mật". Điều này đã thu hút một lượng lớn khách hàng giàu có nhưng không muốn trả tiền thuế từ các quốc gia khác. Trong tuyên bố mới đây, Hiệp hội Ngân hàng Thuỵ Sỹ (SBA), tổ chức đại diện cho hơn 300 ngân hàng của nước này, bao gồm những ngân hàng lớn như UBS và Credit Suisse cho rằng, việc Đức sử dụng những dữ liệu như vậy sẽ "phản tác dụng" trong các cuộc đàm phán giữa hai bên trong tương lai và Chính phủ Đức không nên sử dụng những thứ là của đánh cắp.
Luật Bảo mật thông tin của Thuỵ Sỹ quy định nhân viên ngân hàng sẽ phải chịu án phạt tù lên tới 5 năm nếu tiết lộ thông tin của khách hàng. Tuy nhiên, quy định này đã không đủ sức ngăn chặn việc đánh cắp thông tin vì sức hấp dẫn của số tiền mà các chính phủ bỏ ra mua quá lớn.
Trong khi đó, rất nhiều người dân Đức lại ủng hộ quan điểm của chính quyền. Trốn thuế là một "đại dịch" ở Đức và tệ nạn này khiến nhà nước tổn thất hơn 40 tỉ USD/năm. Các đảng đối lập ở Đức cũng ủng hộ việc mua CD nếu hành động đó giúp vạch mặt những kẻ nhà giàu trốn thuế.
Chủ tịch đảng Dân chủ xã hội Đức Xíchma Gabrien cho rằng, sẽ là một xìcăngđan lớn nếu chính quyền không tìm cách xử lý những kẻ trốn hàng trăm triệu USD thuế, trong khi lại săm soi phạt hết thảy tài xế nào đỗ sai vị trí quy định.
Vạch mặt nhà giàu trốn thuế Đức
Tiện ích
Phông chữ
- Font Size
- Default
- Chế độ đọc