Phông chữ

Tướng Giáp, vị tướng huyền thoại không bao giờ chịu khuất phục của Việt Nam, sau nhiều chục năm đánh đuổi người Pháp và Mỹ, hôm nay đã ghi thêm một chiến thắng nữa - ông tròn 100 tuổi.

Hãng thông tấn Mỹ AP mở đầu bài viết về sinh nhật lần thứ 100 của Đại tướng Võ Nguyên Giáp như vậy và nhấn mạnh rằng ở Việt Nam, tướng Giáp được tôn kính thứ nhì sau Hồ Chí Minh. Hai người đã cùng nhau hoạch định những chiến dịch từ vùng rừng núi, chỉ sử dụng chiến thuật du kích để tiến hành cách mạng giành độc lập cho Việt Nam, và rồi đưa cả khu vực Đông Dương khỏi ách thực dân của người Pháp. Hai thập kỷ sau đó, đoàn quân của ông tiếp tục đẩy người Mỹ về nước và tiến hành thống nhất đất nước.

"Có thể nói rằng hầu hết những sự kiện vinh quang và quan trọng nhất của đất nước đều gắn với tên tuổi và sự nghiệp của ông", ông Đỗ Quý Doãn, Thứ trưởng Bộ thông tin truyền thông, phát biểu tại Hà Nội nhân kỷ niệm tướng Giáp tròn trăm tuổi.

Dù đã không còn ở trong chính phủ nhiều năm, nhà chiến lược quân sự có mái tóc bạc trắng này vẫn là quốc bảo và vẫn đón tiếp các nhà lãnh đạo trên thế giới đến thăm, cho đến tận cách đây ba năm khi sức khỏe của ông yếu đi, APnhận xét.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp phát biểu tại một hội nghị năm 2004. Ảnh: AFP.

Trong triển lãm ảnh về tướng Giáp tại Hà Nội có nhiều ảnh quý. Một bức năm 1946 cho thấy một người đàn ông trẻ tuổi, gầy, nhưng đã là tướng cao cấp trong quân đội Việt Nam. Nhiều bức ảnh khác chụp khi tướng Giáp tiếp lãnh đạo các nước khác, như Chủ tịch Cuba Fidel Castro.

Một tấm ảnh cho thấy tướng Giáp bắt tay cựu thù trong cuộc chiến tranh chống Mỹ - cựu bộ trưởng quốc phòng Mỹ Robert S. McNamara. Năm 2004, nhân kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên, ông Giáp hồi tưởng cuộc gặp năm 1997.

"Tôi nói với McNamara ... Mỹ thua ở Việt Nam bởi Mỹ không hiểu Việt Nam".

Sau cuộc chiến, ông Giáp trở thành người ủng hộ việc xây dựng mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước Việt - Mỹ. Quan hệ mọi mặt giữa hai nước, từ kinh tế thương mại đến nhân đạo và quân sự đang có nhiều bước tiến quan trọng.

"Ông ấy không bao giờ nghỉ", John Ernst, một chuyên gia về Việt Nam thuộc đại học Morehead State University của Mỹ bình luận. "Tôi nghĩ điều đó khiến ông ấy trở nên huyền thoại và được thêm yêu mến".

Bài viết của AP về tướng Giáp được đăng trên nhiều trang báo lớn của phương Tây như The Washington Post, Forbes.

The Diplomat, tạp chí chuyên sâu về chính trị châu Á, đăng bài viết về sự kiện tướng Giáp 100 tuổi, với lời bình luận rằng trận Điện Biên Phủ "là một chiến thắng thay đổi lịch sử".

"Trước hết, nó đập tan tư tưởng cố hữu cho rằng phương Tây là bất bại. Chiến thắng đó còn cổ vũ cho những cuộc chiến chống chế độ thực dân trên khắp thế giới", tạp chí này bình luận.

Sau khi điểm lại những sự kiện quân sự quan trọng gắn với tên tuổi tướng Giáp - một trong những nhà lãnh đạo quân sự kiệt xuất thế kỷ 20 - The Diplomat viết tiếp: "Ông sẽ đặt một dấu mốc quan trọng khác mang tính cá nhân hơn - tròn 100 tuổi".

"Dù thể trạng yếu và phải chịu một số chứng bệnh về đường hô hấp, phải nằm viện đã lâu, trí tuệ của tướng Giáp vẫn minh mẫn một cách kinh ngạc", tạp chí này nhận xét.

Các nhà lãnh đạo khắp thế giới vẫn xếp hàng để gặp ông, trong đó có tổng thống Brazil Lula da Silva, tổng thống Venezuela Hugo Chavez và lãnh đạo Nam Phi Thabo Mbeki. Tướng Giáp vẫn viết về lịch sử đảng Cộng sản Việt Nam.... Ông vẫn nghe tin tức trên radio mỗi sáng và yêu cầu được báo cáo tình hình.

Hãng tin AFP ca ngợi tướng Giáp là vị anh hùng của Việt Nam. "Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một vị anh hùng của cách mạng Việt Nam và là một trong những nhà chiến lược quân sự tài ba nhất lịch sử thế giới, hôm nay kỷ niệm 100 năm ngày sinh trong bệnh viện ở Hà Nội".

Ông Giáp khiến cả thế giới kinh ngạc khi quân đội gồm những người nông dân của ông giành chiến thắng trước đội quân thực dân Pháp trong trận Điện Biên Phủ năm 1954.

"Ông ấy là một anh hùng huyền thoại của Việt Nam", giáo sư người Australia Carl Thayer, chuyên nghiên cứu về Việt Nam, bình luận.

Sự kính trọng dành cho tướng Giáp không chỉ đến từ những người trong nước, mà đến cả từ cựu thù. Thượng nghị sĩ Jim Webb, cựu binh chiến tranh Việt Nam, trong chuyến thăm tới Hà Nội hôm qua phát biểu: "Ông ấy là một nhân vật lịch sử. Tôi chúc tướng Giáp mọi điều tốt đẹp".

Báo Anh The Scotsman đưa tin tướng Giáp với tựa đề "Người anh cả của quân đội Việt Nam tròn 100 tuổi". Báo dẫn lời đại tá Nguyễn Huyên, thư ký của tướng Giáp, cho biết dù nằm viện đã hai năm, vị tướng già vẫn viết cho các bạn bè và đồng chí, và được báo cáo tình hình đất nước hàng ngày.

"Ông đã giúp đánh thắng hai đế quốc to", The Scotsman dẫn lời ông Huyên. "Ông là anh cả của quân đội nhân dân Việt Nam".

Đài phát thanh Australia phỏng vấn ông Raymond Burghardt, đại sứ Mỹ tại Việt Nam trong ba năm kể từ 2001.

"Tôi có dịp gặp ông nhiều lần khi còn làm đại sứ. Ông ấy rất minh mẫn, rất vui khi nói chuyện với chúng tôi. Có một vài lần tôi đến gặp ông cùng các vị sĩ quan Mỹ. Tôi nhớ lần đến thăm ông cùng với Đô đốc Dennis Blair, khi đó là tư lệnh quân đội Mỹ tại Thái bình dương. Không hề có cảm giác cay đắng nào sót lại từ thời chiến tranh, ông (Giáp) luôn sắc sảo và linh lợi", cựu đại sứ kể.

Nói về tầm quan trọng của tướng Giáp trong việc đưa hai quốc gia cựu thù Việt - Mỹ xích lại gần nhau hơn, Burghardt nói: "Có sự ủng hộ của tướng Giáp, một anh hùng chiến tranh, một người được coi là đã đánh bại cả người Pháp và người Mỹ, là điều rất hữu ích, rất hữu dụng đối với các nhà lãnh đạo".

Tạp chí L'Humanité của Pháp số cuối tuần qua đã dành đặc biệt 6 trang để viết về cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, với tiêu đề “Tướng Giáp, nhà chiến lược của tự do” do nhà báo, đạo diễn người Pháp Daniel Roussel - nguyên là phóng viên thường trú báo tại Việt Nam những năm 1980, viết.

Roussel thuật lại cuộc đời và sự nghiệp của nhà chiến lược quân sự tài ba của Việt Nam, từ sinh trưởng cho tới khi trở thành vị Đại tướng, chỉ huy cuộc đấu tranh của quân đội và nhân dân Việt Nam giành thắng lợi trước thực dân Pháp với trận Điện Biên Phủ vang dội địa cầu.

Tác giả cũng nêu bật vai trò của tướng Giáp trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, thống nhất đất nước cũng như những đóng góp của ông đối với công cuộc Đổi mới ở Việt Nam.

"Năm 1986, ông ủng hộ cho chính sách đổi mới về kinh tế đất nước, chính sự đổi mới này đã đưa Việt Nam đi lên trên con đường phát triển. Ông luôn gần gũi nhân dân và thấy được mọi khó khăn của người dân".

Bài viết, được Vietnam Plus dẫn lại này, là kết quả của hàng chục lần tác giả được gặp tướng Giáp với tất cả tình cảm quý mến và sự kính trọng. Theo tác giả, Đại tướng là con người rất dễ chịu, thạo nói tiếng Pháp, có cái nhìn trực diện và cái bắt tay chắc nịch. "Đây cũng chính là những biểu hiện của người lãnh đạo", tác giả nhận xét.

Kể lại những kỷ niệm của tác giả khi gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tác giả Daniel Roussel cho biết trong những cuộc gặp này không bao giờ có vấn đề gì bị coi là cấm kỵ không được đề cập đến. Nhưng khi gặp một vấn đề khó chịu, giọng Đại tướng trở nên đanh lại. Ông là con người của sự nhiệt huyết và là "vị tướng của hòa bình”.

Daniel Roussel viết: “Đại tướng Võ Nguyên Giáp, huyền thoại sống ở Việt Nam. Ông được công nhận là một trong các nhà quân sự tài giỏi nhất và một nhà chiến lược chiến tranh nhân dân”.

Thanh Mai, Vne


50 bức ảnh dưới đây phần nào phác họa chân dung đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhà chỉ huy quân sự tài ba lãnh đạo nhiều chiến dịch lớn giải phóng dân tộc.

Đây là những hình ảnh lựa chọn trong cuốn sách ảnh "Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp" do Cục Thông tin Đối ngoại (Bộ Thông tin và Truyền thông) xuất bản nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của đại tướng.

Sinh ra bên dòng sông Kiến Giang (huyện Lệ Thủy, Quảng Bình), Võ Nguyên Giáp là người sớm đến với con đường cách mạng.

Sinh ra bên dòng sông Kiến Giang (huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) trong một gia đình nhà nho, Võ Nguyên Giáp sớm đến với con đường cách mạng. Trong ảnh, ông chụp với bố mẹ, con gái Hồng Anh (áo trắng) và các cháu năm 1946.

Vợ chồng Võ Nguyên Giáp - Đặng Bích Hà cùng 5 người con: Võ Hồng Anh, Võ Hạnh Phúc, Võ Điện Biên, Võ Hồng Nam và Võ Hòa Bình (1963).

Vợ chồng Võ Nguyên Giáp - Đặng Bích Hà cùng 5 người con: Võ Hồng Anh, Võ Hạnh Phúc, Võ Điện Biên, Võ Hồng Nam và Võ Hòa Bình (1963).

Một trong những bài báo đầu tiên của Võ Nguyên Giáp dưới bút danh Hải Thanh có tên "Vũ trụ và tấn hóa" in trên báo "Tiếng dân" năm 1929 do cụ Huỳnh Thúc Kháng làm chủ bút.

Một trong những bài báo đầu tiên của Võ Nguyên Giáp dưới bút danh Hải Thanh có tên "Vũ trụ và tấn hóa" in trên báo Tiếng dân năm 1929 do cụ Huỳnh Thúc Kháng làm chủ bút.

Năm 1930, khi mới 19 tuổi, trong sự kiện Xô Viết Nghệ Tĩnh, Võ Nguyên Giáp bị bắt và giam ở nhà lao Thừa Phủ (Huế).

Năm 1930, khi mới 19 tuổi, trong sự kiện Xô Viết Nghệ Tĩnh, Võ Nguyên Giáp bị bắt và giam ở nhà lao Thừa Phủ (Huế).

Là cử nhân Luật rồi dạy học ở trường

Sau khi lấy bằng cử nhân luật, ông dạy học ở trường.

Ngày 22/12/1944,

Ngày 22/12/1944, tại Cao Bằng, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân làm lễ thành lập với 34 chiến sĩ, do Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ huy.

Ngày 26/8/1945, Tư lệnh Việt Nam Giải phóng quân Võ Nguyên Giáp duyệt binh lần đầu ở Hà Nội sau khi giành được chính quyền.

Ngày 26/8/1945, Tư lệnh Việt Nam Giải phóng quân Võ Nguyên Giáp duyệt binh lần đầu ở Hà Nội sau khi giành được chính quyền.

Ngày 2/9/1946, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tròn một năm thành lập. Bí thư Tổng Quân ủy Võ Nguyên Giáp tuyên đọc Nhật lệnh của Quân ủy hội.

Ngày 2/9/1946, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tròn một năm thành lập. Bí thư Tổng Quân ủy Võ Nguyên Giáp tuyên đọc Nhật lệnh của Quân ủy hội.

Năm 37 tuổi (1948), Võ Nguyên Giáp được phong quân hàm Đại tướng và ông trở thành Đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Năm 1948, ở tuổi 37, Võ Nguyên Giáp được phong quân hàm đại tướng và trở thành đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trong ảnh, đại tướng Võ Nguyên Giáp làm việc tại chiến khu Việt Bắc năm 1949.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp tại Sở chỉ huy Chiến dịch Biên giới (1950).

Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp thị sát thị xã Cao Bằng vừa được giải phóng (1950).

Đại tướng Võ Nguyên Giáp thị sát thị xã Cao Bằng vừa được giải phóng (1950).

Đại tướng chào những đoàn quân thắng trận Biên giới trở về (1950).

Đại tướng chào những đoàn quân thắng trận Biên giới trở về (1950).

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Thiếu tướng Trần Đại Nghĩa - Cục trưởng Cục Quân giới xem triển lãm vũ khí do ngành Quân giới Việt Nam sản xuất năm 1950.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và thiếu tướng Trần Đại Nghĩa, Cục trưởng Cục Quân giới xem triển lãm vũ khí do ngành Quân giới Việt Nam sản xuất năm 1950.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Hoàng thân Souphanouvong bàn kế hoạch mở Chiến dịch Thượng Lào 1953, tạo bước ngoặt quan trọng đưa cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân hai nước Việt Lào đi đến thắng lợi.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Hoàng thân Souphanouvong bàn kế hoạch mở Chiến dịch Thượng Lào 1953, tạo bước ngoặt quan trọng đưa cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân hai nước Việt Lào đi đến thắng lợi.

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp bàn kế hoạch tác chiến Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).

Chủ tịch Hồ Chí Minh và đại tướng Võ Nguyên Giáp bàn kế hoạch tác chiến chiến dịch Điện Biên Phủ (1954). Trước khi đại tướng lên đường, Chủ tịch hỏi: "Chú đi xa như vậy chỉ đạo chiến trường có gì trở ngại?", đại tướng trả lời: "Thưa bác! Chỉ trở ngại là ở xa, khi có vấn đề quan trọng khó xin ý kiến của Bác và Bộ Chính trị". Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Tướng quân tại ngoại, trao cho chú toàn quyền quyết định rồi báo cáo sau". Khi chia tay, Chủ tịch chỉ thị: "Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng, chắc thắng mới đánh. Không chắc thắng không đánh".

Giờ G đã điểm, Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp ra lệnh nổ súng vào lúc 17h30 ngày 13/3/1954.

Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp ra lệnh nổ súng vào lúc 17h30 ngày 13/3/1954, mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ.

Mệnh lệnh Tổng công kích Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Mệnh lệnh Tổng công kích Chiến dịch Điện Biên Phủ. Khối bộc phá 900 kg nổ lúc 20h30 ngày 6/5/1954 trên đồi A1 là hiệu lệnh Tổng công kích của Bộ chỉ huy cho các đơn vị trên chiến trường Điện Biên Phủ.

Đại tướng theo dõi diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Đại tướng theo dõi diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm chiến trường Điện Biên Phủ sau chiến thắng vĩ đại.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm chiến trường Điện Biên Phủ sau chiến thắng vĩ đại 7/5/1954.
Các chiến sĩ thi đua trong Chiến dịch Điện Biên Phủ vui mừng công kênh Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp tại lễ mừng công (ngày 13-5-1954)
Các chiến sĩ thi đua trong chiến dịch Điện Biên Phủ vui mừng công kênh đại tướng tại lễ mừng công (ngày 13/5/1954).

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Đại tướng đi thăm thương bệnh binh.

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, đại tướng đi thăm thương bệnh binh (1954).

Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp khen ngợi nhân dân địa phương và anh chị em công nhân đội vận tải Sông Gianh, Quảng Bình đã góp phần tích cực vận chuyển hàng ra tiền tuyến (1968)

Đại tướng Võ Nguyên Giáp khen ngợi nhân dân địa phương và anh chị em công nhân đội vận tải Sông Gianh, Quảng Bình đã góp phần tích cực vận chuyển hàng ra tiền tuyến (1968).

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Trung tướng Song Hào - Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam quan sát Đại đội 6, Trung đoàn 233, Đoàn Cao xạ Đống Đa huấn luyện (Tết Mậu Thân 1968).

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và trung tướng Song Hào, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam quan sát Đại đội 6, Trung đoàn 233, Đoàn Cao xạ Đống Đa huấn luyện (Tết Mậu Thân 1968).

Đại tướng thăm thương, bệnh binh ở Quân y Viện 108 nhân ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7/1969.

Đại tướng thăm thương, bệnh binh ở Quân y Viện 108 nhân ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7/1969.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng Bộ Tổng tham mưu, Bộ Tư lệnh miền Nam và Tư lệnh trưởng Bộ đội Trường Sơn Đồng Sĩ Nguyên bàn kế hoạch tác chiến, chuẩn bị chiến dịch Đường 9 - Nam Lào tại một cánh rừng Trường Sơn năm 1971.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng Bộ Tổng tham mưu, Bộ Tư lệnh miền Nam và Tư lệnh trưởng Bộ đội Trường Sơn Đồng Sĩ Nguyên bàn kế hoạch tác chiến, chuẩn bị chiến dịch Đường 9 - Nam Lào tại một cánh rừng Trường Sơn năm 1971.

Đại tướng duyệt phương án đánh B52 của Mỹ tập kích vào Hà Nội năm 1972 tại Sở Chỉ huy Quân chủng Phòng không - Không quân.

Đại tướng duyệt phương án đánh B52 của Mỹ tập kích vào Hà Nội năm 1972 tại Sở Chỉ huy Quân chủng Phòng không - Không quân.

Trong chuyến kiểm tra vùng biển Quảng Ninh sau chiến dịch phá thủy lôi năm 1973, Đại tướng Võ Nguyên Giáp khẳng định: "Quyết tâm bảo vệ toàn vẹn vùng biển, hải đảo của Tổ quốc".

Trong chuyến kiểm tra vùng biển Quảng Ninh sau chiến dịch phá thủy lôi năm 1973, đại tướng Võ Nguyên Giáp khẳng định: "Quyết tâm bảo vệ toàn vẹn vùng biển, hải đảo của tổ quốc".

Đại tướng

Đại tướng nghiên cứu bản đồ tuyến vận tải chiến lược của bộ đội Trường Sơn trên đường đi thăm đoàn 559 (tháng 3/1973).
Đại tướng thăm đơn vị lão dân quân Hoằng Hóa (Thanh Hóa) - đơn vị bắn rơi máy bay Mỹ bằng súng trường, tại lễ duyệt binh nhân ngày Quốc khánh 2/9/1973.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm đơn vị lão dân quân Hoằng Hóa (Thanh Hóa) - đơn vị bắn rơi máy bay Mỹ bằng súng trường, tại lễ duyệt binh nhân ngày Quốc khánh 2/9/1973.

Điện mật số 1574 lúc 9h30 ngày 7.4.1975 gửi các đoàn quân đang tiến về Sài Gòn: ..Thần tốc, thần tốc hơn nữa. Táo bạo, táo bạo hơn nữa...

Tháng 12/1974-1/1975, Bộ Chính trị quyết định Tổng tiến công giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Đại tướng Võ Nguyên Giáp thuộc tổ thường trực Bộ Tổng tham mưu trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975. Trong bức điện mật ngày 7/4/1975 gửi các đoàn quân đang tiến về Sài Gòn, đại tướng viết: "...Thần tốc, thần tốc hơn nữa. Táo bạo, táo bạo hơn nữa...".

Quân ủy Trung ương đang theo dõi diễn biến Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975. Trong ảnh, từ trái sang phải: Đại tá Lê Hữu Đức (Cục trưởng Cục tác chiến, Thượng tướng Hoàng Văn Thái (Phó tổng tham mưu), thiếu tướng Vũ Xuân Chiêm (Phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần), Thượng tướng Song Hào (Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị), Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Tổng tư lệnh, Bộ trưởng Quốc phòng, Bí thư Quận ủy Trung ương), Trung tướng Lê Quang Đạo (Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị). Trong ảnh, từ trái sang phải: Đại tá Lê Hữu Đức (Cục trưởng Cục tác chiến, Thượng tướng Hoàng Văn Thái (Phó tổng tham mưu), thiếu tướng Vũ Xuân Chiêm (Phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần), Thượng tướng Song Hào (Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị), Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Tổng tư lệnh, Bộ trưởng Quốc phòng, Bí thư Quận ủy Trung ương), Trung tướng Lê Quang Đạo (Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị).

Quân ủy Trung ương đang theo dõi diễn biến Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975. Trong ảnh, từ trái sang phải: đại tá Lê Hữu Đức (Cục trưởng Cục tác chiến), thượng tướng Hoàng Văn Thái (Phó tổng tham mưu), thiếu tướng Vũ Xuân Chiêm (Phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần), thượng tướng Song Hào (Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị), đại tướng Võ Nguyên Giáp (Tổng tư lệnh, Bộ trưởng Quốc phòng, Bí thư Quận ủy Trung ương), trung tướng Lê Quang Đạo (Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị).

Khoảnh khắc đời thường của tướng Giáp (1)

Ngày 10/3/1977, đoàn đại biểu quân sự Việt Nam do Đại tướng Võ Nguyên Giáp dẫn đầu sang thăm Liên Xô theo lời mời của Nguyên soái Dmitriy Ustinov.
Ngày 10/3/1977, đoàn đại biểu quân sự Việt Nam do Đại tướng Võ Nguyên Giáp dẫn đầu sang thăm Liên Xô theo lời mời của Nguyên soái Dmitriy Ustinov.

Đại tướng cùng Anh hùng Phạm Tuân thăm Trung tâm huấn luyện Gagarin (Liên Xô) tháng 7/1980.

Đại tướng cùng Anh hùng Phạm Tuân thăm Trung tâm huấn luyện Gagarin (Liên Xô) tháng 7/1980.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trò chuyện với Chủ tịch Fidel Castro trong chuyến thăm Cu Ba.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trò chuyện với Chủ tịch Fidel Castro trong chuyến thăm Cu Ba.

Đại tướng tiếp Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara năm 1995.

Đại tướng tiếp Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara năm 1995. Trong dịp gặp các phái đoàn Mỹ, đại tướng đã giải thích cho họ hiểu rõ hơn về chiến tranh nhân dân Việt Nam: "Vị tướng giỏi nhất Việt Nam là nhân dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Người Mỹ thua Việt Nam bởi vì chưa hiểu vị tướng ấy".

Trong chuyến thăm Việt Nam, Tổng thống Venezuela Hugo Chavez tặng Đại tướng Võ Nguyên Giáp phiên bản thanh bảo kiếm của anh hùng Simón Bolívar.

Năm 2006, trong chuyến thăm Việt Nam, Tổng thống Venezuela Hugo Chavez đã tặng đại tướng Võ Nguyên Giáp phiên bản thanh bảo kiếm của anh hùng Simón Bolívar.

Năm 2004, trong dịp trở lại Điện Biên Phủ, Đại tướng đã đi thăm hầm tướng De Castries - Chỉ huy Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Đại tướng thường đi thăm các chiến trường xưa. Năm 2004, ông trở lại Điện Biên Phủ, thăm hầm tướng De Castries - Chỉ huy Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Đại tướng nghỉ trưa trong lần thăm di tích Địa đạo Củ Chi (TP HCM).

Đại tướng nghỉ trưa trong lần thăm di tích địa đạo Củ Chi (TP HCM).

Ông thăm Mẹ Việt Nam Anh hùng Võ Thị Hồi (96 tuổi) ở Củ Chi.

Ông thăm mẹ Việt Nam anh hùng Võ Thị Hồi (96 tuổi) ở Củ Chi.

Khi Đại tướng thăm đền Hai Bà Trưng (Phúc Thọ, Hà Tây cũ), một lão nông tặng ông đĩa bánh trôi tượng trưng cho lòng kính trọng của dân làng.

Khi đại tướng thăm đền Hai Bà Trưng (Phúc Thọ, Hà Tây cũ), một lão nông tặng ông đĩa bánh trôi tượng trưng cho lòng kính trọng của dân làng.

Đại tướng gặp ông Bùi Duy Ly, phóng viên ảnh chiến trường báo Quân đội nhân dân.

Đại tướng gặp ông Bùi Duy Ly, phóng viên ảnh chiến trường báo Quân đội nhân dân.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp dự lễ kỷ niệm 20 năm ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng (1975-1995).

Đại tướng Võ Nguyên Giáp dự lễ kỷ niệm 20 năm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (1975-1995).

Khoảnh khắc đời thường của tướng Giáp (2)

Dù có tuổi nhưng Đại tướng vẫn miệt mài viết sách, làm việc.

Dù có tuổi nhưng đại tướng vẫn miệt mài làm việc...

... hay đọc sách.

...hay đọc sách.

Bên cạnh thiền, đi bộ là môn thể dục thể dục ưa thích của Đại tướng.

Bên cạnh việc ngồi thiền, đi bộ là môn thể dục ưa thích của đại tướng.
Lúc rảnh rỗi, ông ngồi chơi piano.
Lúc rảnh rỗi, ông ngồi thư giãn bên cây đàn piano.

Còn đây là phút thư giãn của Đại tướng tại biệt thự 11 Phan Đình Phùng (Vũng Tàu),

Còn đây là phút thư giãn của đại tướng tại biệt thự 11 Phan Đình Phùng (Vũng Tàu).

Bữa cơm của hai ông bà.

Bữa cơm của hai ông bà.

Các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ... thường xuyên tới thăm hỏi Đại tướng. Trong ảnh, ông Trương Tấn Sang (nay là Chủ tịch nước) thăm Đại tướng năm 2008.

Các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ... thường xuyên tới thăm hỏi đại tướng. Trong ảnh, ông Trương Tấn Sang (nay là Chủ tịch nước) thăm đại tướng năm 2008.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Đại tướng năm 2008.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm đại tướng năm 2008.

Năm 2010, cán bộ và nhân dân làng Thượng, xã Bảo Lý, huyện Phú Bình (Thái Nguyên) tặng Đại tướng bài thơ thất ngôn tứ tuyệt: "Đại tướng anh hùng dễ mấy ai / Đức độ, anh, uy, trí, dũng, tài / Thắng hai đế quốc, bách niên thọ / Hoàn cầu có một, không có hai".

Năm 2010, cán bộ và nhân dân làng Thượng, xã Bảo Lý, huyện Phú Bình (Thái Nguyên) tặng đại tướng bài thơ: "Đại tướng anh hùng dễ mấy ai/ Đức độ, anh, uy, trí, dũng, tài/ Thắng hai đế quốc, bách niên thọ/ Hoàn cầu có một, không có hai".

Tiến Dũng, Vne