feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ
Ngày nào cũng vậy, mẹ ngồi đợi bố cho đến đêm khuya. Bố đi làm ở một nơi rất xa, vài ngày lại về Hà Nội một lần. Nhưng không bao giờ bố trở về nhà luôn. Mà lúc nào về Hà Nội, bố cũng đi rủ mấy người bạn nhậu nhẹt cho đến tận đêm. Rồi lại say khướt. Phải quá mười hai giớ bố mới trở về nhà. Dáng đi liêu  xiêu và nói lăng nhăng nữa. Nhiều khi bố còn chửi ầm ĩ ngoài sân và không chịu bước vào nhà.
 
Dù bố có say sưa thế nào. Bố chửi mẹ, đánh mẹ ra sao, thì mẹ vẫn dịu dàng và chăm sóc bố chu đáo.
 
Tôi còn nhớ một lần. Bố đi về say quá và bị cảm. Đang đêm mưa mẹ phải chạy sang nhà ông Hồng -hàng xóm, để xin vôi về bôi giải cảm cho bố. Nhưng mẹ gọi, mẹ đứng rất lâu dưới trời mưa để gọi. Người mẹ ướt sũng. Nhưng mẹ vẫn đứng gọi. Mẹ gọi cả nửa tiếng đồng hồ. Đừng nói nhà ông ấy ngủ say hết không ai nghe thấy. Ban ngày cạch cửa cái là ông biết. Vả lại lúc mẹ gọi chó sửa inh ỏi. Cả xóm còn phải tỉnh giấc. Đến tôi nằm ở nhà, cách nhà ông ấy đến mấy chục mét cũng nghe thấy tiếng gọi và tiếng cho sủa rất rõ nữa.
 
Mẹ gọi không được. Nhưng bố còn đang cảm ở nhà. Thế rồi mẹ phải chạy vội ra cổng đình, trèo lên cái bờ tường đã mục của một nhà dân sát đó để hái mấy lá đu đủ non. Và do trời mưa, bức tường đã đổ. Mẹ trơn và trượt ngã. Khuôn mặt mẹ bầm dập cả ra. Khắp lưng, hai cánh chân và hai cánh tay đều xước hết. Nơi nặng thì vừa tím, vừa đỏ, vừa ứa máu khắp một mảng. Nơi nhẹ thì như mèo cào, nông và sâu khác nhau, nhưng cũng đền rơm rớm máu. Mẹ khập khễnh đi từng bước một để về nhà. Tay mẹ vẫn nắm chặt cái lá đu đủ non.
 
Về nhà mẹ đã vội rót rượu để ra đánh gió cho bố. Bố tôi còn say lắm nên chưa biết gì. Vẫn nghiêng ngả ôm chiếc gối và đạp cả tấm chăn mỏng mẹ đắt cho bố xuống đất. Tôi biết chân tay mẹ rất đau, và như chỉ còn một chút sực lực. Thế nhưng mẹ vẫn dùng chỗ sức lực ít ỏi đó, mạnh tay đánh gió cho bố. Lúc bố tôi quay người, đã không may, cánh tay hất cả bát rượu xuống đất. Và chiếc bát đã vỡ. Mẹ lại nhanh tay lấy thêm một bát rượu nữa. Và lại cố đánh gió cho bố. Được vài lần quết thì bố lại quay người và hất chiếc bát trên tay mẹ xuống đất. Tay bố đập cả vào lưng mẹ. Lại đập đúng vào vết thương vừa ngã. Làm mẹ đau mà lăn cả xuống đất. Nhưng mẹ tôi lại mạnh mẽ đứng lên và lấy tấm chăn mỏng đắp vào người bố tôi và ra chiếc trường kỉ ngồi.
 
Lúc này, mẹ mới để ý những vết thương của mình. Mẹ kép hai ống quần lên và lấy tạm chiếc khăn sạch để lau máu. Máu đã bắt đầu khô vào và đen lại.
 
Cả người mẹ là thương tích. Cái thương tích của sự yêu chồng.
 
Rồi mẹ tôi đi thay quần áo. Bộ quần áo đã nhuộn đỏ như một bức tranh với nhiều đường nét đỏ nhòe.
 
Mẹ lụi thụi lên giường để ngủ. Nhưng bố đã năm nghiêng cả chiếc giường. Mẹ không tài nào lên nổi. Dù mẹ đã cố nhẹ nhàng đưa chân bố dịch vào bên trong. Nhưng mẹ không còn sức mà bố thì nặng quá. Đành lòng mẹ phải lấy gối và ngả lưng tạm ở chiếc ghế trường kỉ.
 
Và sáng sớm mai, khi tôi dậy, thì đã thấy mẹ nấu nướng xong xuôi. Tôi không biết đêm qua mẹ ngủ được không nữa.
 
Thế rồi bố thức dậy.
 
Bố ho to vài tiếng và liêu xiêu bước ra sân khi mắt còn nhắm hờ. Bố vươn vai nhẹ trước cái nắng sớm và tập thể dục. Bố thở dài và ho vài tiếng nữa. Có vẻ bố vẫn còn ốm.
 
Mẹ từ bếp chạy ra, nhẹ nhàng khuyên nhủ bố.
 
-Anh vẫn còn cảm, vào nhà đi anh. Em nấu cháo hành cho anh. Cháo sắp chín rồi. Anh vào nhà em múc lên ngay.
 
-Tôi không sao. Để tôi ở đây cho thoáng.
 
Tôi bước ra chỗ bố ngồi. Có vẻ hơi rượu chưa tan hết thì phải. Từng hơi thở của bố vẫn còn đượm cái vị nồng của rượu bốc lên.
 
-Bố ơi! Vào nhà ăn sáng đi.
 
Bố nói nhẹ nhàng, nhưng có vẻ giọng hơi khản.
 
-Ừ! Con vào ăn trước đi.
 
Thế rồi bố chợt nhìn thẳng vào mẹ tôi không chớp mắt. Bố nhìn từ trên xuống dưới, rồi quát to làm tôi cũng phải giật mình.
 
-Cô sao thế này? Làm gì đến thế này? Cô đi đâu?  Đi với ai?
 
Mẹ tôi lập bập và run sợ.
 
-Em...
 
Có lẽ trên đời này mẹ tôi sợ bố nhất. Hễ bố quát là mẹ sợ. Mà mẹ tôi cũng thương bố nhất. Bố tôi hồi xưa đâu thế., nhưng từ khi đi làm thì bố tôi trở thành như vậy.
 
Mẹ tôi cứ ước gia đình như ngày xưa , làm nghề nông, nấu rượu, nuôi lợn. Bố  tôi đi làm thêm mấy cái nghề phụ tạp trong làng. Tuy như vậy sẽ rất nghèo, nhưng dù rau cháo thì gia đình tôi còn vui vẻ hơn thế này. Bố tôi thì đi làm xa, mấy ngày về một lần lại còn thêm cái tật say sưa nữa. Bố đã làm khổ mẹ nhiều, đã làm mẹ già đi nhiều.
 
Chính vì vậy mà tôi trở nên ghét ông Hùng và không thèm nói chuyện với ông ấy nữa. Chính ông bảo bố tôi đi học tại chức và xin cho bố tôi vào xưởng cơ khí của ông ấy học nghề, nên bố tôi đã trở thành như vậy?
 
Tôi đỡ lời cho mẹ, khi bố quát thêm một câu nữa và chỉ thẳng tay vào mặt mẹ.
 
-Bố đừng nói mẹ như thế, chỉ vì bố... mà mẹ như vậy.
 
Mẹ tôi dường như không muốn tôi thanh minh. Mẹ sợ tôi trách bố và xa lánh bố. Vì mẹ biết, rất nhiều người con binh mẹ mà đã thù hằn với bố. Và mẹ không muốn tôi như vậy.
 
Mẹ đã quát lớn.
 
-Con láo.
 
Tôi nói nhanh.
 
-Chính mẹ đi hái lá đu đủ để đánh gió cho bố, bờ tường đổ nên mẹ ngã. Mẹ bị như thế là do bố. Mẹ đã đi xin vôi cho bố. Mẹ dầm mưa giữa đêm hôm qua. Mẹ ốm rồi... Là do bố...
 
Bố tôi nghe vậy, không hiểu sao bố lại đứng phách dậy và vào nhà lấy cái áo, mặc vào . Rồi bố đi luôn. Mẹ đã chạy ra gọi bố, túm tay bố lại. Nhưng bố vẫn đi. Mẹ đã nói những lời như cầu xin bố. Nhưng bố vẫn đi. Tôi cũng chạy ra, xin lỗi bố. Nhưng không hiểu sao bố vẫn đi. Bố ẩn mẹ tôi lại. Thế rồi mẹ đã khóc, nước mắt mẹ chảy xuống ròng ròng qua hai kẽ mũi. Con mắt mẹ cứ nhìn về phía trước, nơi mà bố tôi đang đi.
 
Tôi ôm vào eo của mẹ và khóc.
 
-Mẹ đừng khóc nữa... Mẹ đừng khóc nữa.
 
Mẹ ôm tôi và từ từ bế tôi lên. Tôi cố gắng không chạm vào chỗ đau của mẹ. Tôi đưa bàn tay mình lau ước mắt cho mẹ.
 
Hai mẹ con ôm nhau và khóc.
 
                               *
 
Đến tối, khi ăn cơm xong, Mẹ bắt tôi đi học. Tôi muốn giúp mẹ rửa bát và giặt quần áo, nhưng mẹ không muốn.
 
-Vào học đi con, mẹ làm hết cho. Gắng mà học cho giỏi là mẹ mừng rồi, mẹ chỉ có mỗi con.
 
Tôi nghe lời mẹ lủi thủi vào trong buồng và bật đèn chụp lên học. Tôi nhìn qua cánh cửa sổ ra ngoài sân, mẹ ngồi cần mẫn rửa từng chiếc bát một, rồi  khom lưng bê cả chậu quần áo lớn. Tôi biết vết thương của mẹ hôm qua chưa đỡ nhiều, mẹ vẫn còn đau lắm. Tôi cứ định đứng dậy ra giúp mẹ, nhưng tôi còn quá nhỏ, vả lại sợ mẹ mắng và mẹ sẽ buồn khi tôi không nghe lời. Tối nay, mẹ sẽ giặt toàn bộ áo bẩn của bố trong tủ. Có lẽ sẽ rất là nhiều và mẹ sẽ phải giặt đến khuya. Chiếc bóng đèn dây tóc sáng loe hoe, hất chiếc bóng nhỏ của mẹ tôi đang căm cụi về phía sau. Mồ hôm chẩy tầm tã, cứ đăm ba phút mẹ lại đưa cổ tay lên  lau cằm, cổ và trán một lần.
 
Tôi nhìn mà đau xót. Mẹ đã khổ quá rồi.
 
Khi giặt quần áo xong, thì cũng đến 12 giờ. Mẹ tôi đem áo đi hong tạm ở hiên, rồi vào nhà. Thấy tôi vẫn còn đang ngẩn ngơ trên bàn học, mẹ lại nhẹ nhàng ra chỗ tôi.
 
-Con ơi, ngủ đi,mai đi học sớm. Con học xong chưa?  -Mẹ cầm quyển sách của tôi lên tay và chăm chú nhìn. -Con chưa học được gì sao?
 
Tôi ngước lên nhìn mẹ và rưng rức nước mắt. Tôi không thể òa khóc được. Cố ngậm ngùi và nói.
 
-Dạ, con chưa học được ạ!
 
Mẹ vẫn rất nhẹ nhàng.
 
-Thôi con ạ, con hãy vào ngủ đi, mai con còn đi học, có gì học sau con ạ.
 
Mẹ nắm bàn tay tôi và đưa tôi đi vào giường. Tôi biết mẹ làm nhiều nên rất nóng. Mồ hơi mẹ chảy ròng ròng. Nhưng mẹ vẫn cầm chiếc quạt phe phẩy cho tôi, đến khi tôi ngủ hẳn, mẹ còn nhìn mãi xem tôi ngủ thật chưa rồi mới ra trường kỉ.
 
Thật sự tôi vẫn chưa ngủ, tôi bước ra cửa và nhìn ra ngoài. Mẹ đang tỉ mỉ xâu kim trước ngọn đèn dầu đểvá chiếc áo bảo hộ xanh.
 
Ngày mai, mẹ phải mặc nó đi làm từ lúc bốn giờ.
 
Tôi đứng rất lâu nhìn, mẹ vá xong chiếc áo rồi mẹ lại lấy chiếc áo len đang đam dở ra đan tiếp. Đến rất khuya, tôi đứng mỏi chân lắm rồi mà mẹ vẫn chưa đi ngủ.
 
Ngày mai, còn còn đi làm sớm.
 
Tôi bèn chạy ra và ôm chầm lấy mẹ. Và dường như mẹ biết tôi nói gì nên mẹ đã khóc. Và tôi cũng khóc.
 
-Mẹ ơi! Đi ngủ đi.
 
-Đợi mẹ làm nốt.
 
-Chưa mùa đông đâu mẹ ạ, mẹ ngủ giữu sức khỏe.
 
Thế rồi, mẹ nghe tôi và bế tôi vào ngủ. Nhưng sáng sớm mai, khi tôi quờ tay về bên phải thì không thâý mẹ đâu. Tôi bật dậy, nhưng không gọi. Tôi từ từ đi ra sân, thì cổng mở. Nhòm ra cổng, thì nhìn thấy mẹ đang đứng ở đầu ngõ, ngay dưới chân cái cột điện, mắt gướng ra xa như đang ngóng cái gì đó.
 
 Nguyễn Trí Hiếu ĐT: 01253...
 

Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.